SAN switch là gì?
SAN (Storage Area Network, tạm dịch: mạng lưu trữ) là một mạng chuyên dụng kết nối nhiều Server và nhiều thiết bị lưu trữ, với mục đích chính là truyền tải dữ liệu giữa hệ thống máy tính và phần tử lưu trữ và giữa các phần tử lưu trữ với nhau.
Bạn đang xem:
SAN hoàn toàn tách biệt với các mạng LAN và WAN. Mạng SAN có thể nối kết tất cả các tài nguyên liên quan đến lưu trữ trong mạng lại với nhau.
SAN có tác dụng gì?
SAN là một mạng có tốc độ cao dành riêng cho việc lưu và quản trị dữ liệu. Nhờ có SAN, việc sử dụng tài nguyên lưu trữ hiệu quả hơn.
Công tác quản trị cũng trở nên dễ dàng hơn. Quản trị viên có thể quản lý tập trung các thao tác tăng độ an toàn, sao lưu, khôi phục khi có sự cố.
SAN thường được sử dụng ở những nơi lưu trữ nhiều dữ liệu như ngân hàng, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông,…
3 thành phần của một hệ thống SAN
Thiết bị lưu trữ
Đây là các tủ đĩa có dung lượng lớn, khả năng truy xuất nhanh, có hỗ trợ các chức năng RAID, local Replica,… Đây là nơi chứa dữ liệu chung cho toàn bộ hệ thống.
Thiết bị chuyển mạch SAN
Đó là các SAN switch thực hiện việc kết nối các máy chủ đến tủ đĩa.
Các máy chủ hoặc máy trạm
Những máy này cần lưu trữ, được kết nối đến SAN switch bằng cáp quang thông qua HBA card.
Do đó, SAN Switch là một thiết bị lưu trữ dữ liệu .
Theo ngôn ngữ công nghệ, SAN Switch thường là một chuyển mạch Fibre Channel (FC) tương thích với giao thức Fibre Channel. Các Fibre Channel kiểm tra dữ liệu gói tin tiêu đề, xác định các thiết bị điện toán có nguồn gốc và đích đến, sau đó gửi gói tin đến hệ thống lưu trữ dự định. Một chuyển mạch San switch được thiết kế để sử dụng trong một mạng hiệu năng cao .
Tìm hiểu về hệ thống SAN storage
Hiện nay, để kết nối server tới hệ thống lưu trữ dữ liệu, có hai công nghệ chính được dùng là DAS (direct-attached storage) và SAN (Storage Area Network).
Hệ thống lưu trữ SAN (Storage Area Network) là mô hình hệ thống lưu trữ tập trung dựa trên công nghệ lưu trữ mạng tiên tiến nhất, và là xu hướng phát triển cho mọi hệ thống trung tâm dữ liệu tích hợp trên thế giới hiện nay.
Các nền tảng chuẩn mở cho quản lí SAN:
• Tập lệnh SCSI• Kỹ thuật tự báo cáo và theo dõi SCSI• Nghi thức quản lí mạng đơn• Quản lí cấp cao dựa trên Web.
Xem thêm:

Hệ thống SAN storage
Tính năng vượt trội của SAN
Hỗ trợ cơ sở hạ tầng đa giao thức gồm FC, iSCSI, và FCIP: SAN lưu trữ được truy cập theo Block qua SCSIKhả năng I/O với tốc độ caoTách biệt thiết bị lưu trữ và ServerBảo mật tốt: xác thực, xác quyền, điều khiển truy xuất và khả năng quản lý theo vùng tăng thêm mức bảo mật mạng.Khả năng ứng dụng cao: Với những đặc tính nổi trội như khoảng cách kết nối được mở rộng, có hỗ trợ IP, sử dụng hub, bridge, switch và router cho các kiểu kết nối phức tạp, cấu trúc SAN mở ra một số khả năng mới bao gồm quản lí lưu trữ nâng cao và kỹ thuật clustering cho server-storage.Dễ dàng chia sẻ lưu trữ và quản lý thông tin: Quản lí và khai thác thiết bị lưu trữ ở dạng tập trung là một trong những mục tiêu phát triển chính của SAN.Mở rộng lưu trữ dễ dàng thông qua quá trình thêm các thiết bị lưu trữ vào mạng mà người dùng không cần phải thay đổi các thiết bị (máy chủ, các thiết bị lưu trữ hiện có.)Cho phép nhiều máy chủ cùng chia sẻ một thiết bị lưu trữ.Khi máy chủ bị lỗi, SAN cho phép thay đổi hay nâng cấp máy chủ một cách dễ dàng và dữ liệu không hề ảnh hưởng: Có khả năng sao lưu dữ liệu trong nội bộ hệ thống lưu trữ dữ liệu SAN, mà không phải dùng đến dịch vụ của máy chủ để sao lưu như các hệ thống lưu trữ khác. Đồng thời, SAN không hề ảnh hưởng băng thông của mạng LAN khi thực hiện các thao tác backup (LAN-free backup).SAN có thể dựa trên vài loại giao diện kết nối tốc độ cao. Thât ra, nhiều mạng SAN ngày nay sử dụng phối hợp nhiều giao diện khác nhau (Ví dụ: giao diện FC – Fibre Channel)Đặc biệt thích hợp với các ứng dụng cần tốc độ (Ví dụ: các ứng dụng xử lý giao dịch trong ngành ngân hàng, tài chính…)Phá vỡ giới hạn kết nối và băng thông: Là môi trường duy nhất mở ra khả năng rộng lớn cho quản lí lưu trữ, SAN bao gồm backup, tạo bản sao và quản lí lưu trữ phân tán phân cấp dùng những thiết bị lưu trữ có tốc độ “trực tuyến” hay gần như trực tuyến (2Gb/s; 4Gb/s tương lai lên tới 10Gb/s).
Hạn chế
Do cấu hình khá phức tạp nên khi triển khai SAN, ta cần có các công cụ quản lý cũng như nhân sự có kỹ năng chuyên môn cao.
Ngoài ra, chi phí để triển khai SAN cũng cao hơn DAS và NAS ( (thêm server backup, sử dụng tape library cổng quang, phần mềm backup trong SAN).
Xem thêm:
Hiện nay, phần mềm quản lý SAN trở nên phổ biến và rất quan trọng. Nhờ tính thân thiện của nó, người dùng và nhà cung cấp dịch vụ có thể đạt được kết quả tốt nhất trong mục đích cũng như lợi ích của quản lý mạng SAN.
Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay onlineaz.vn để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Với bề dày kinh nghiệm hơn 5 năm cung cấp hosting, dịch vụ cho thuê máy chủ, các dịch vụ liên quan đến tên miền và bảo mật website, hãy để onlineaz.vn đồng hành cùng bạn trên con đường khẳng định thương hiệu trên bản đồ công nghệ toàn cầu!
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO
Chuyên mục:
- Thị phi nghĩa là gì? Sử lý như thế nào khi gặp chuyện thị phi
- Thiên nhiên là gì? Vai trò nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Hướng dẫn xem lịch vạn niên, cách chọn ngày tốt trong năm
- Cách Làm Chân Gà Ngâm Chua Ngọt Sả Ớt
- 7 cách kiếm tiền online tại nhà không cần vốn, kiếm tiền online
- Hướng dẫn cách xem bói bài tây
- Xem bói bài tarot, Bói hàng ngày chính xác nhất
- Game chú khỉ buồn 167
- #1 Bói tình yêu theo tên
- #1 Cách nấu thịt chó ngon 9 món Nam Định
- #1 Nhảy mũi 2 cái theo giờ báo hiệu điềm gì ?
- Hướng dẫn chơi dynasty warriors 4
- Rửa tiền tiếng anh là gì
- Máy chủ thư đến là gì?
- # 4 cách làm hang đá giáng sinh đơn giản nhất