Hướng dẫn sử dụng step 7

*

Phần mềm Micro/Win và ngôn ngữ lập trình

6.1 Cài đặt phần mềm STEP 7-Micro/WIN

STEP 7-Micro/WIN là một phần mềm lập trình cho họ PLC S7-200. Hiện phiên bản đang được sử dụng là STEP 7-Micro/Win V4.0 Service Pack 6.

Bạn đang xem:

6.1.1 Yêu cầu hệ điều hành và phần cứng

Máy tính cá nhân PC, muốn cài đặt được phần mềm STEP 7-micro/WIN phải thỏa mãn những yêu cầu sau đây:

Microsoft Windows 2000 Service Pack 3 hoặc cao hơn, Windows XP Home, hoặc Windows XP Professional.Có ít nhất 350 MB ổ đĩa cứng còn trốngSử dụng chế độ cài đặt font chữ nhỏ độ phân giải màn hình tối thiểu là 1024×768 pixels.

Nếu chưa có cáp để kết nối máy tính với PLC S7-200 thì ta vẫn có thể soạn thảo chương trình ở chế độ offline và kiểm tra hoạt động của chương trình với một phần mềm mô phỏng.

Để truyền thông với S7-200, ta cần một trong các phần cứng sau:

PC/PPI Cable kết nối CPU S7-200 với PC qua cổng USBPC/PPI Cable kết nối CPU S7-200 với PC qua cổng RS232 (COM1 hoặc COM2)CP card (Communications processor) và cáp MPI (multipoint interface).EM241 modemCP243-1 hoặc CP243-1 IT Ethernet6.1.2 Cài đặt phần mềm

Thực hiện theo các bước sau:

1. Chương trình chính (main program)

2. Chương trình con (subroutine)

3. Chương trình ngắt (interrupt rountine)

4. Khối hệ thống (system block)

5. Khối dữ liệu (data block)

Đóng tất cả các ứng dụngChèn đĩa CD STEP 7-Micro/Win vào ổ đĩa CD-Rom. Chương trình sẽ được tự động cài đặt. Ta cũng có thể khởi động chương trình cài đặt bằng cách nhấp đúp chuột vào file “Setup.exe|” trên CD.Sau đó sẽ nhận được dần dần từng bước các chỉ dẫn thao tác tiếp theo trên màn hình và hoàn thành công việc cài đặt.Khi cài đặt xong, hộp thoại “set PG/PC Interface” tự động xuất hiện. Kích “Cancel” để kết thúc.Ta cần khởi động lại máy để hoàn tất việc cài đặt.Sau khi đã cài đặt xong có thể bắt đầu soạn thảo chương trình nhờ phần mềm STEP 7-Micro/WIN bằng cách nhấp đúp chuột vào biểu tượng STEP 7 MicroWIN trên màn hình.

Chú ý: Khi cài đặt phiên phản STEP 7-Micro/WIN V4.0 Sevice Pack 6 thì trước tiên ta cần phải uninstall phiên bản cũ và sau đó mới cài đặt được phiên bản này. Sau khi download ta nhấp đúp chuột vào file STEP7- MicroWIN_V40_SP6.exe và thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Uninstall phiên bản STEP 7-Micro/WIN V4.0 bằng công cụ “control panel” trong Window (menu Start ->settings->control panel->add or remove program).

Bước 2: Khởi động lại máy tính

Bước 3: Cài đặt STEP 7-Micro/WIN V4.0 Service Pack (SP6) bằng cách nhấp đúp chuột vào file STEP7-MicroWIN_V40_SP6.exe.

6.2 Các phần tử cơ bản trong chương trình PLC S7-200

Các phần tử cơ bản trong một chương trình PLC S7-200 là:6.2.1 Chương trình chính OB1 (main program)Đây là phần khung của chương trình, chứa các lệnh điều khiển chương trình ứng dụng. Với một số chương trình điều khiển nhỏ, đơn giản chúng ta có thể viết tất cả các lệnh trong khối này. Chương trình ứng dụng được xử lý bắt đầu từ chương trình chính, các lệnh được xử lý lần lượt từ trên xuống dưới và chỉ một lần ở mỗi vòng quét. Trong S7-200 chương trình được chứa trong khối OB1.

6.2.2 Chương trình con SUB (subroutine)

Các lệnh viết trong chương trình con chỉ có thể được xử lý khi chương trình con được gọi (Call) từ chương trình chính, từ một chương trình con khác hoặc từ một chương trình ngắt. Sử dụng chương trình con khi chúng ta muốn phân chia nhiệm vụ điều khiển. Mỗi một chương trình con viết cho một nhiệm vụ nhỏ hoặc khi có các yêu cầu điều khiển tương tự nhau (ví dụ: điều khiển băng tải 1, điều khiển băng tải 2…) thì chúng ta chỉ cần tạo ra chương trình con một lần và có thể gọi ra nhiều lần từ chương trình chính.

Sử dụng chương trình con có một số ưu điểm sau:

Chương trình điều khiển được chia theo nhiệm vụ điều khiển nên có cấu trúc rõ ràng, rất thuận tiện cho việc chỉnh sửa hay kiểm tra chương trình.Giảm thời gian vòng quét của chương trình. CPU không phải liên tục xử lý tất cả các lệnh của chương trình mà chỉ xử lý chương trình con khi có lệnh gọi tương ứng.Chương trình con cho phép giảm công việc soạn thảo khi có các yêu cầu điều khiển tương tự nhau.

(Bạn đọc xem phần ví dụ và cách sử dụng chương trình con ở chương “phép toán nhị phân”).

6.2.3 Chương trình ngắt INT(interruptroutine)

Chương trình ngắt được thiết kế để sử dụng cho một sự kiện ngắt được định nghĩa trước. Bất cứ khi nào sự kiện ngắt xác định xảy ra, thì S7-200 thực hiện chương trình ngắt.

Chương trình ngắt không được gọi bởi chương trình chính mà theo sự kiện ngắt xảy ra. Chương trình ngắt sẽ chỉ được xử lý mỗi khi sự kiện ngắt xảy ra.

(Phần chương trình ngắt sẽ được trình bày chi tiết ở tập 2).

6.2.4 Khối hệ thống (systemblock)

System block cho phép ta cấu hình các tùy chọn phần cứng khác nhau cho S7-200.

6.2.5 Khối dữ liệu (data block)

Data block lưu trữ các giá trị biến khác nhau (vùng nhớ V) được sử dụng trong chương trình. Giá trị ban đầu của các dữ liệu có thể nhập vào trong khối dữ liệu.

(Phần khối dữ liệu sẽ được trình bày chi tiết ở tập 2).

6.3 Ngôn ngữ lập trình

Để có thể soạn thảo chương trình cho các PLC S7-200, chúng ta dùng phần mềm Step7 MicroWin. Và cũng giống như PLC của các hãng khác, chúng ta có 3 dạng soạn thảo thông dụng là dạng LAD, FBD và STL. Việc chọn dạng soạn thảo nào để viết chương trình điều khiển là do người dùng tùy chọn.

6.3.1 Dạng hình thang : LAD (Ladder logic)

Ở dạng soạn thảo này chương trình được hiển thị gần giống như sơ đồ nối dây một mạch trang bị điện dùng các relay và contactorChúng ta xem như có một dòng điện từ một nguồn điện chạy qua một chuỗi các tiếp điểm logic ngõ vào từ trái qua phải để tới ngõ ra. Chương trình điều khiển được chia ra làm nhiều Network, mỗi một Network thực hiện một nhiệm vụ nhỏ và cụ thể. Các Network được xử lý lần lượt từ trên xuống dưới và từ trái sang phải.

Các phần tử chủ yếu dùng trong dạng soạn thảo này là:

*

Dạng soạn thảo này có một số ưu điểm:

Dễ dàng cho những người mới bắt đầu lập trìnhBiểu diễn dạng đồ họa dễ hiểu và thông dụngLuôn luôn có thể chuyển từ dạng STL sang LAD6.3.2 Dạng khối chức năng : FBD (Function Block Diagram)

Dạng soạn thảo FBD hiển thị chương trình ở dạng đồ họa tương tự như sơ đồ các cổng logic. FBD không sử dụng khái niệm đường nguồn cung cấp trái và phải; do đó khái niệm “dòng điện” không được sử dụng. Thay vào đó là logic ”1”. Không có tiếp điểm và cuộn dây như ở dạng LAD, nhưng có các cổng logic và các hộp chức năng. Các cổng logic như AND, OR, XOR…sẽ tương ứng với các tiếp điểm logic nối tiếp hay song song…

Ví dụ:

*

Đầu ra của các cổng logic hay hộp chức năng có thể được sử dụng để nối tiếp với đầu vào của các cổng logic hay các hộp chức năng khác. Với dạng soạn thảo này có một số điểm chính sau:

Biểu diễn ở dạng đồ họa các cổng chức năng giúp chúng ta dễ đọc hiểu theo trình tự điều khiển.Luôn có thể chuyển từ hiển thị dạng FBD sang STL.

6.3.3 Dạng liệt kê lệnh : STL (StaTementList)

Đây là dạng soạn thảo chương trình dạng tập hợp các câu lệnh. Người dùng phải nhập các câu lệnh từ bàn phím, giữa lệnh và toán hạng (toán hạng có thể là địa chỉ, dữ liệu) có khoảng trắng và mỗi lệnh chiếm một hàng. Ở dạng soạn thảo này sẽ có một số chức năng mà ở dạng soạn thảo LAD hay FBD không có.

Ví dụ:

*

Dạng sọan thảo này có một số điểm chính:

Là dạng sọan thảo phù hợp cho những người có kinh nghiệm lập trình PLC.STL cho phép giải quyết một số vấn đề mà đôi khi khó khăn khi dùng LAD hoặc FBD.Luôn luôn có thể chuyển từ dạng LAD hay FBD về dạng STL nhưng khi chuyển ngược lại từ STL sang LAD hay FBD sẽ có một số phần tử chương trình không chuyển được.

6.4 Soạn thảo chương trình với phần mềm STEP7- Micro/Win V4.0 SP6

6.4.1 Mở màn hình soạn thảo chương trình

Để mở STEP 7–Micro/WIN, nhấp đúp chuột vào biểu tượng STEP 7- Micro/WIN 

*

 trên màn hình desktop, hoặc chọn Start > SIMATIC > STEP 7 MicroWIN V4.0. Giao diện màn hình có dạng (hình 6.1).

6.4.1.1 Vùng soạn thảo chương trình

Vùng soạn thảo chương trình chứa chương trình và bảng khai báo biến cục bộ của khối chương trình đang được mở. Chương trình con (viết tắt là SUB) và chương trình ngắt (viết tắt là INT) xuất hiện ở cuối cửa sổ soạn thảo chương trình. Tùy thuộc vào việc nhấp chuột ở mục nào mà cửa sổ màn hình soạn thảo chương trình tương ứng sẽ được mở.

Cây lệnh hiển thị tất cả các đối tượng của dự án và các lệnh để viết chương trình điều khiển. Có thể sử dụng phương pháp “drag and drop” (kéo và thả) từng lệnh riêng từ cửa sổ cây lệnh vào chương trình, hay nhấp đúp chuột vào một lệnh mà muốn chèn nó vào vị trí con trỏ ở màn hình soạn thảo chương trình.

*

6.4.1.3 Thanh chức năng

Thanh chức năng chứa một hóm các biểu tượng để truy cập các đặc điểm chương trình khác nhau của STEP 7–Micro/WIN.

Program Block: 

*

Nhắp đúp chuột vào biểu tượng này để mở ra cửa sổ soạn thảo các chương trình ứng dụng (OB1, SUB hoặc INT)

Symbol Table: 

*

Bảng ký hiệu (Symbol table) cho phép người dùng mô tả các địa chỉ sử dụng trong chương trình dưới dạng các tên gọi gợi nhớ. Điều này giúp cho việc đọc hiểu chương trình dễ dàng và khi viết chương trình ít bị sai sót do sử dụng trùng địa chỉ.

*

Bảng trạng thái (Status chart) cho phép người dùng giám sát trạng thái các ngõ vào và thay đổi trạng thái từng ngõ ra. Sử dụng bảng trạng thái để kiểm tra nối dây phần cứng và xem nội dung các vùng nhớ.

*

Trong đó:

+ Cột Address: Cho phép nhập địa chỉ các biến hay vùng nhớ

+ Cột Format: Cho phép chọn dạng dữ liệu của địa chỉ

+ Cột Current Value: Hiển thị giá trị hiện hành của địa chỉ

+ Cột New Value: Cho phép thay đổi trạng thái ngõ ra hay nội dung vùng nhớ

Data Block: 

*

Sử dụng Data Block như một vùng nhớ để đặt trước dữ liệu cho các biến thuộc vùng nhớ V. Có thể tạo ra các Data block khác nhau và đặt tên theo dữ lliệu chương trinh. Ví dụ:

*

* System Block : 

*

Đây là khối chức năng hệ thống, khi mở System Block chúng ta có thể cài

đặt các chức năng như:

Communication ports: Chọn các thông số truyền thông với thiết bị khác như máy tính hay CPU khác.Retentive Ranges: Chọn các vùng nhớ và địa chỉ sẽ có thuộc tính retentiveOutput Tables: Cho phép thiết lập cấu hình trạng thái ON và OFF của mỗi ngõ ra số khi CPU chuyển từ trạng thái Run sang Stop.Input filter: Cho phép chọn thời gian trễ cho một vài ngõ vào hoặc tất cả ngõ vào số (từ 0.2ms đến 12.8 ms). Mục đích là giúp chống nhiễu ở việc nối dây ngõ vào.Pulse Catch Bits: Cho phép thiết lập một ngõ vào để bắt lấy sự chuyển đổi trạng thái tín hiệu rất nhanh. Ngay khi có chuyển đổi, giá trị ngõ vào sẽ được chốt cho đến khi được đọc bởi chu kỳ quét của PLC.Background Time: Cho phép thiết lập lượng thời gian PLC sẽ dành cho các hoạt động nền trong chế độ RUN. Đặc điểm này được sử dụng chủ yếu để điều khiển ảnh hưởng của chu kỳ quét khi xử lý trạng thái và trong hoạt động soạn thảo runtime.EM Confuguration: Các module intelligent và địa chỉ cấu hình tương ứng được định nghĩa trong dự án. Thường thì STEP 7-Micro/WIN wizard đặt các địa chỉ này.Configure LED: LED SF/DIAG (System Fault/Diagnostic) có thể được chọn sáng khi thực hiện chức năng cưỡng bức (Force) hoặc xảy ra lỗi vào/ra (I/O).Increase Memory: Tăng bộ nhớ chương trình bằng cách không cho soạn thảo ở chế độ RUN. Đối với bộ nhớ Dữ liệu thì không thể.Password: Cho phép đặt mật khẩu để bảo vệ chương trình. Có 4 cấp để người dùng tùy chọn theo bảng sau:

*

*

Bảng tham chiếu cho biết những địa chỉ vùng nhớ nào (Byte, bit, word hay DWord, timer, counter…) đã sử dụng và ví trí (location) trong chương trình cũng như chức năng của chúng.

Một ví dụ bảng cross reference được cho ở hình 6.2. Tại cột Element, nhắp đúp vào địa chỉ nào thì trình soạn thảo sẽ mở cho chúng ta cửa sổ chương trình có chứa địa chỉ tương ứng. Việc này giúp cho chúng ta dễ dàng kiểm tra hay thay đổi địa chỉ khi có nhu cầu.

*

Các biểu tượng này khi kích hoạt sẽ mở ra hộp thoại cho phép chúng ta cài đặt các giao tiếp với máy tính như: chọn cổng giao tiếp, địa chỉ CPU, tốc độ truyền. Đây là bước cần thực hiện khi bắt đầu giao tiếp giữa PLC với máy tính.

*

*
*
*

Hình 6.4: Cửa sổ Set PG/PC Interface.

6.4.2 Thanh công cụ (Toolbar) trong STEP7-Micro/WIN

Trong phần mềm có đặt sẵn nhiều công cụ giúp người lập trình dễ dàng trong việc sử dụng. Các công cụ có ý nghĩa như sau:

*

*

*

*

6.4.4 Thư viện

Thư viện (Libraries) được sử dụng để lưu trữ các khối chương trình con có truyền tham số được sử dụng để lập trình. Các khối có thể copy vào trong

một thư viện từ một dự án có sẵn hoặc chúng có thể được tạo ra trực tiếp trong thư viện độc lập với các dự án.

Khi cài đặt STEP 7-Micro/WIN thì các khối chưa được cài đặt vào trong thư viện. Để cài đặt thư viện chuẩn có thể download thư viện S7-200 từ trang www.siemens.com hoặc sử dụng đĩa phần mềm STEP 7–Micro/WIN Add-on: STEP 7–Micro/WIN 32 Instruction Library, V1.1 (CD-ROM).

Có thể chèn thêm hoặc xóa bỏ bớt các khối chương trình trong thư viện sử dụng File > Add/Remove Libraries và sau đó chọn thẻ Add để chọn khối chương trình thư viện mong muốn đưa vào thư viện.

Để mở thư viện, vào Cây Lệnh chọn mục Libraries, chọn các khối chương trình cần sử dụng. Việc tạo thêm các khối chương trình con truyền tham số được sử dụng để làm thư viện có thể được tạo ra từ File > Create Library và chọn chương trình con cần làm thư viện.

6.4.5 Hệ thống trợ giúp trong STEP 7-Micro/WIN

Trường hợp gặp khó khăn trong lập trình cũng như cần tìm hiểu rõ hơn về một thông tin nào đó trong phần mềm ta có thể sử dụng công cụ trợ giúp. Có nhiều cách khác nhau để mở trợ giúp:

Sử dụng menu Help > Contents and Index để kích hoạt trợ giúp chung.Sử dụng phím F1 để trợ giúp theo ngữ cảnh với đối tượng được chọn.

*

Hình 6.8: Màn hình trợ giúp

Thẻ Content: Hiển thị danh sách các chủ đề trợ giúpThẻ Index: Cho phép truy cập thông tin trợ giúp bằng việc hiển thị danh sách các thuật ngữ theo thứ tự alphabe.Thẻ Find: Cho phép tìm kiếm các từ cụ thể và thuật ngữ trong chủ đề trợ giúp.

Khi nhấp chuột vào các từ được nổi lên có màu xanh và gạch chân (hotwords) sẽ xuất hiện các trợ giúp chi tiết hơn.

6.4.6 Xóa bộ nhớ CPU

Khi xóa PLC thì PLC phải đặt ở chế độ STOP và reset PLC theo chuẩn nhà máy, ngoại trừ địa chỉ PLC, tốc độ truyền, và đồng hồ thời gian (time-of- date clock). Để xóa chương trình trong PLC thực hiện như sau:

Chọn PLC > Clear… thì hộp thoại Clear xuất hiệnChọn tất cả các mục chấp nhận bằng cách nhấp OK.Nếu đã có password trong bộ nhớ PLC thì hộp thoại yêu cầu password xuất hiện. Để xóa password thì nhập CLEARPLC vào hộp thoại và tiếp tục hoạt động xóa tất cả.6.4.7 Mở một dự án đang tồn tại sẵn

Mở một dự án tồn tại (tập tin có phần mở rộng .mwp) hay thành phần của dự án và bắt đầu một phần soạn thảo mới bằng cách sử dụng các phương pháp sau:

Nhấp chuột vào biểu tượng Open Project 

*

.Chọn menu lệnh File > Open.Ấn tổ hợp phím Ctrl+OMở Windows Explorer và nhấp đúp chuột và tập tin có phần mở rộng.mwp.Mở một thành phần dự án bằng cách nhấp chuột phải vào các ghi chú trong cây lệnh (Instruction Tree). Chọn Open để mở.

Để mở các dự án được tạo với các phiên bản trước của STEP 7- Micro/WIN hay STEP 7-Micro/DOS thì nhấp chuột vào Open

*

hay chọn File>Open và chọn tập tin mong muốn.

Chú ý:

– Dự án đã tạo bằng các phiên bản trước của STEP 7-Micro/WIN hay STEP 7-Micro/DOS có thể chứa một hay nhiều cấu trúc logic mà STEP 7- Micro/WIN, Version 3.0 và cao hơn không hỗ trợ. Để mở được dự án, ta phải sử dụng phiên bản cũ đã tạo dự án và lưu lại dự án theo thủ tục sau:

Chuyển màn hình soạn thảo sang STL.Tắt địa chỉ theo ký hiệu.Lưu tập tin dự án.Chương trình đã tạo với STEP 7-Micro/WIN V3.1 SP1 sử dụng lệnh AND có ngõ vào đơn ở FBD, và được lưu để xem ở FBD, thì không thể mở được với STEP 7-Micro/WIN V3.1. Để mở các dự án này với STEP 7- Micro/WIN V3.1, dự án trước tiên nên được chuyển sang để xem ở STL và lưu lại ở dạng này.Không thể sử dụng lệnh Open để mở một dự án trong PLC; Các tập tin dự án chỉ có thể mở được nếu nó được lưu trữ trên PC hoặc PG (thiết bị lập trình)Với phần mềm STEP-7 Micro/WIN mỗi lần mở chỉ được một dự án. Vì vậy muốn mở 2 dự án tại cùng một thời điểm thì phải chạy hai lần STEP-7 Micro/WIN. Khi mở hai dự án, ta có thể copy các phần tử chương trình lẫn nhau.6.4.8 Kết nối truyền thông S7-200 với thiết bị lập trình

Để kết nối truyền thông S7-200 với thiết bị lập trình thì cần phải có cáp kết nối (xem chương 4). Việc kết nối truyền thông thực hiện theo các bước sau:

Nhấp chuột vào biểu tượng communication

*

trong thanh chức năng hay vào View > Component > Communications.

*

Hình 6.9: Màn hình thiết lập truyền thông

Kiểm tra xem địa chỉ của cáp PC/PPI trong hộp thoại có được đặt là 0 chưa? Thường mặc định là 0.Kiểm tra tham số mạng (Network Parameters) và tốc độ truyền (Transmission Rate) có đúng chưa. Nếu chưa đúng thì nhấp chuột vào thẻ

*

 để thiết lập lại giao tiếp giữa PC và PLC.Nhấp đúp chuột vào biểu tượng

*

để tìm trạm S7-200 và một biểu tượng CPU cho trạm S7-200 được kết nối sẽ được hiển thị (ví dụ biểu tượng 

*

Chọn S7-200 và nhấp OK. Nếu STEP 7–Micro/WIN không tìm ra CPU S7-200, kiểm tra việc đặt chỉnh các tham số truyền thông và lặp lại bước này.Sau khi đã thiết lập truyền thông với S7-200, ta có thể sẵn sàng tạo và download chương trình vào CPU.6.4.9 Tải dự án từ PLC

Có thể sử dụng biểu tượng trên toolbar hoặc menu File để tải (upload) chương trình từ PLC về máy tính khi sử dụng phần mềm STEP 7-Micro/WIN. Cần lưu ý là PLC đã được kết nối truyền thông với thiết bị lập trình.

6.4.9.1 Tải một khối hoặc ba khối

Có thể tải khối chương trình (OB1, chương trình con, chương trình ngắt), System Block, và Data Block hay chọn lựa một trong ba khối này từ PLC về máy tính. Chương trình trong PLC không chứa các địa chỉ ký hiệu hay thông tin status chart. Do đó, ta không thể tải một bảng Symbol Table hay Status Chart.

6.4.9.2 Tải vào một dự án mới hoặc dự án rỗng

Để tải chương trình về máy tính thì một cách không làm ảnh hưởng đến các chương trình đang mở là đóng nó lại và tạo một dự án mới, vì dự án mới là rỗng nên không thể vô tình phá hủy dữ liệu. Đây là cách thức an toàn để lấy khối chương trình, system block hoặc thông tin data block. Nếu muốn lấy sử dụng bảng ký hiệu (symbol table) hoặc status chart đã được tạo cho dự án này, thì có thể mở dự án cũ ở màn hình STEP 7-Micro/WIN khác và copy các thông tin này vào dự án được upload về.

Xem thêm:

6.4.9.3 Tải vào một dự án tồn tại

Đây là một cách để viết đè tất cả các phần của chương trình hiện hành bằng chương trình đã được nạp vào PLC trước đó.

6.4.9.4 Thủ tục tải dự án từ PLC về thiết bị lập trình

Để thực hiện tải, thực hiện các bước sau:

Trong STEP 7-Micro/WIN mở một dự án để giữ các khối sẽ được upload từ PLC.Nếu muốn upload vào một dự án rỗng, chọn File > New hoặc sử dụng biểu tượng New Project 

*

trên toolbar.Nếu muốn upload vào một dự án tồn tại, chọn File > Open hoặc sử dụng biểu tượng Open Project 

*

 trên toolbar.Chọn File > Upload hoặc sử dụng biểu tượng Upload

*

trên toolbar để khởi động quá trình upload.Hộp thoại Upload xuất hiện để yêu cầu chọn các khối: program block, data block, and system block. Hãy chọn các khối muốn Upload, và sau đó nhấp OK.

*

Hình 6.10: Hộp thoại Upload

4. STEP 7-Micro/WIN hiển thị chú ý sau:

*

Nhấn Yes để chấp nhận việc upload.

STEP 7-Micro/WIN hiển thị một thông báo khi upload các khối thành công từ PLC về thiết bị lập trình hoặc máy tính PC.

6.4.10 Nạp (download) một dự án vào PLC

Khi cho phép kết nối truyền thông giữa PC và PLC, ta có thể download chương trình vào PLC. Cần lưu ý rằng khi download một program block, data block hay system block vào PLC thì nội dung của các khối được download vào sẽ viết đè lên các khối hiện hành trong PLC. Các bước thực hiện như sau:

Trước khi download vào PLC, cần phải kiểm tra xem PLC đã ở chế độ Stop chưa thông qua đèn báo STOP trên PLC. Nếu công tắc chọn chế độ trên PLC đặt ở vị trí TERM thì ta có thể chọn PLC ở chế độ RUN hoặc STOP từ máy lập trình. Nếu PLC không ở chế độ STOP, thì nhấp chuột vào biểu tượng STOP

*

trong toolbar hoặc chọn PLC > STOP.

Trong trường hợp không dùng phần mềm thì chuyển công tắc chọn chế độ cho PLC về vị trí STOP.

Nhấp chuột vào biểu tượng download

*

trong toolbar hoặc chọn

File > Download. Hộp Download xuất hiện.

Chọn các khối cần download. Thông thường là chọn tất cả.Nhấp OK để bắt đầu quá trình download.Nếu download thành công, thì một hộp thoại hiển thị thông báo:

Download Successful. Tiếp tục đến bước 12.

Nếu loại PLC được chọn cho chương trình trong STEP 7/Micro/WIN không phù hợp với PLC thực tế, thì một hộp thoại xuất hiện với thông báo:“The PLC type selected for the project does not match the remote PLC type. Continue Download?”.Đặt lại loại PLC cho phù hợp, chọn No để dừng tiến trình downoad.Chọn PLC > Type… để vào hộp thoại chọn loại PLC.Có thể chọn đúng loại PLC theo danh sách trong mục

*

của hộp thoại. Hoặc nhấp chuột vào thẻ

*

để STEP 7-Micro/WIN tự động tìm đúng loại PLC đang kết nối.Nhấp OK để chấp nhận loại PLC và đóng hộp thoại.Khởi động lại quá trình download bằng cách nhấp chuột vào biểu tượng download 

*

 trong toolbar hay chọn File > Download.Ngay khi download thành công, ta phải chuyển PLC từ STOP sang RUN trước khi PLC có thể thực hiện chương trình. Nhấp chuột vào biểu tượng RUN

*

trong toolbar hay chọn PLC > RUN để chuyển PLC sang chế độ RUN khi công tắc chọn chế độ cho PLC để ở vị trí TERM.Trường hợp sử dụng công tắc thì chuyển từ vị trí STOP sang RUN.6.4.11 Thiết lập cấu hình chung cho phần mềm (menu option và customize)

6.4.11.1 Menu Option

Có thể định nghĩa một đường dẫn mặc định đến một thư mục tập tin xác định để mở và lưu các dự án STEP 7-Micro/WIN. Ta sử dụng menu lệnh Tools > Options.

Ngoài ra, để truy cập trực tiếp Option cho từng thành phần trong cây lệnh (Instruction tree) thì trỏ chuột vào thành phần mong muốn và nhấp chuột phải, sau đó chọn mục option.

*

Hình 6.12: Cửa sổ Options

General Options

Thẻ General: Chọn thẻ này để lựa chọn Program Editor, Mnemonic Set, Programming Mode, Language, và Regional Settings(Measurement System, Time Format, and Date Format) mặc định.Thẻ Defaults: Chọn thẻ này để đặt vị trí tập tin và loại PLC mặc định cho các dự án mới. Ta cũng có thể chọn để thêm System Symbol Table cho tất cả các dự án mới.Thẻ Colors: Chọn thẻ này để gán Font và Color cho các cửa sổ khác nhau

Program Editor Options

Thẻ Program Editor: Chọn thẻ này để định kích thước, hiển thị và font của cửa sổ soạn thảo chương trình. Chọn trạng thái hiển thị bên trong hay bên ngoài lệnh. Cấu hình địa chỉ theo ký hiệu. Ta cũng có thể chọn để cho phép soạn thảo toán tử sau khi đặt một lệnh và định dạng tự động bất kỳ mã lệnh STL được nhập vào.Thẻ STL Status: Chọn thẻ này để tùy biến cách thức mà Program Status được trình diễn ở STL. Ta có thể thay đổi các đặt chỉnh sau: Watch Values, Operands, Logic Stack, Instruction Status Bits.Other OptionsThẻ Symbol Table: Chọn thẻ này để thiết lập kiểu font, kiểu dáng và kích thước của bảng ký hiệu (symbol table). Ta có thể chọn để hiển thị các ký hiệu trùng nhau, không được sử dụng.Thẻ Status Chart: Chọn thẻ này để thiết lập kiểu font, kiểu dáng và kích thước của status chart. Cũng có thể thiết lập việc định địa chỉ theo ký hiệu.Thẻ Data Block: Chọn thẻ này để thiết lập kiểu font, kiểu dáng và kích thước và độ rộng của data block.Thẻ Cross Reference: Chọn thẻ này để thiết lập kiểu font, kiểu dáng và kích thước của bảng cross reference. Cũng có thể thiết lập việc định địa chỉ theo ký hiệu.Thẻ Output Window: Chọn thẻ này để thiết lập kiểu font, kiểu dáng và kích thước của output window.Thẻ Instruction Tree: Chọn thẻ này để thiết lập kiểu font, kiểu dáng và kích thước của Instruction Tree (cây lệnh). Ta cũng có thể chọn để cho phép tự động xếp lại của instruction tree.Thẻ Navigation Bar: Chọn thẻ này để thiết lập kiểu font, kiểu dáng và kích thước của navigation bar.Thẻ Print: Chọn thẻ này để thiết lập kiểu font, kiểu dáng và kích thước của các dự án muốn in.

6.4.11.2 Menu Custommize

Menu custommize cho phép ta thay đổi sự xuất hiện nội dung trong toolbar và thêm vào các công cụ được sử dụng thường xuyên vào menu Tools.

*

Hình 6.13: Cửa sổ custommize.

Chọn menu lệnh Tools > Customize để thiết lập các lựa chọn sau:

Thẻ Commands: Cho phép thay đổi sự xuất hiện các nội dung của toolbars.Thẻ Add-On Tools: Cho phép thêm vào các công cụ được sử dụng thường xuyên vào menu Tools.Thay đổi sự xuất hiện:

– Chọn Show Tooltips nếu muốn các nút nhấn hiển thị các thông tin về nó khi con trỏ chuột dừng trên nút nhấn.

– Chọn Show Flat Buttons nếu muốn các nút nhấn xuất hiện ở dạng phẳng thay vì xuất hiện ở dạng 3-D.

Di chuyển một nút nhấn:Chọn một toolbar từ hộp danh sách Category để hiển thị các nút nhấn của toolbar đó. Để di chuyển một nút nhấn từ toolbar mặc định sang toolbar khác, thì chọn tên của toolbar chứa nút nhấn cần di chuyển từ hộp danh sách Category. Kéo nút nút nhấn mong muốn trong vùng nút nhấn ra vùng toolbar để thêm nó vào toolbar.Để loại bỏ một nút nhấn trên toolbar, kéo nút nhấn trên toolbar và bỏ vào vùng nút nhấn của hộp thoại Customize.

Thẻ Add-On Tools: Thêm một công cụ vào menu Tools.

Đặc điểm này được dự định để tiết kiệm thời gian đối với các công cụ được sử dụng thường xuyên. Để thêm một công cụ, nhấp vào thẻ Add-On Tools, nhấp vào nút

*

 và điền vào các vùng ở dưới:

Bất kỳ lệnh được yêu cầu được bắt đầu và kết thúc bởi dấu ngoặc kép khi nhập vào vùng command(ví dụ: “xxx xxx”).

Menu Text: Chọn một tên để nhận dạng công cụ trên menu Tools.Command: Cung cấp tên tập tin của chương trình công cụ hay bat. file.Arguments: Cung cấp các chủ đề dòng lệnh đã sử dụng bởi tập tin*.exe.Initial Directory: Cung cấp đường dẫn thư mục đang mở cho công cụ.

Sử dụng nút 

*

 để tìm các tập tin và thư mục.

Khi thêm vào một công cụ thành công, trong menu Tools xuất hiện công cụ đã thêm.

6.4.12 Soạn thảo chương trình

Trước khi soạn thảo chương trình, các bước sau đây cần phải hoàn thành:

Kết nối giữa PLC và máy tínhKết nối dây đúng các ngõ vào và ra với ngoại vi

Trường hợp không có PLC, thì ta chỉ có thể soạn thảo chương trình và lưu trữ lại. Còn nếu muốn kiểm tra thì cần phải có phần mềm mô phỏng S7-200

Các bước để soạn thảo một dự án mới:

Mở màn hình soạn thảo chương trìnhNhập bảng ký hiệuNhập chương trìnhLưu chương trìnhDownload chương trình vào CPU.Đặt CPU ở chế độ RUN.Tìm lỗi và chỉnh sửa chương trình.

Để hiểu được phần mềm STEP 7-Micro/WIN dễ dàng, chúng ta nên viết một ví dụ đơn giản được cho ở hình 6.14 và bảng thiết lập vào/ra cho ở bảng

6.1. Do mới bắt đầu, ta nên viết chương trình ở dạng LAD, rồi sau đó có thể xem ở dạng FBD hay STL.

*

Các bước thực hiện:

Bước 1: Mở màn hình soạn thảo chương trình

Nhấp chuột vào biểu tượng Program Block

*

để mở màn hình soạn thảo chương trình (hình 6.15). Chú ý cửa sổ cây lệnh (instruction tree) và vùng soạn thảo chương trình. Sử dụng cây lệnh để chèn các lệnh được biểu diễn ở dạng LAD vào các networks của màn hình soạn thảo chương trình bằng cách kéo và thả các lệnh từ cây lệnh vào các networks.

Để có thể nhập đầy đủ các chú thích (comment), thì cần hiển thị các chú thích trong màn hình soạn thảo chương trình. Vào View > POU Comment để hiển thị dòng chú thích tiêu đề chương trình và View > Network comments để hiển thị dòng chú thích của từng network.

*

Hình 6.16: Màn hình soạn thảo chương trình

Bước 2: Nhập bảng ký hiệu

Nhấp chuột vào biểu tượng Symbol Table 

*

để mở màn hình soạn thảo bảng ký hiệu (hình 6.17).

Nhập các thông tin (chữ không dấu) ở bảng 6.1 vào bảng Symbol Table. Với:

Cột ký hiệu tương ứng với cột Symbol.Cột địa chỉ tương ứng với cột Address.Cột chú thích tương ứng với cột comment.

*

Sau khi nhập xong, ta có bảng ký hiệu như hình 6.18.

*

Trong quá trình lập trình có thể phát sinh thêm các địa chỉ mới. Khi phát sinh thêm địa chỉ mới, ta nên bổ sung địa chỉ đó vào trong bảng ký hiệu để dễ dàng cho quá trình tìm và xử lý lỗi sau này.

Bước 3: Nhập chương trình

Nhấp chuột vào biểu tượng Program Block 

*

 để mở lại màn hình soạn thảo chương trình (hình 6.15).Nhập Network 1: Dong co quay phai

Khi ấn nút nhấn S_Right (I0.1), thì tiếp điểm I0.1 đóng, nút nhấn S_Stop là thường đóng nên ngõ vào I0.0 luôn luôn có điện hay tiếp điểm I0.0 cũng đóng, và bình thường ngõ ra Q0.1 cũng không có điện (0) nên tiếp điểm này cũng đóng. Kết hợp 3 tiếp điểm này sẽ có dòng điện cung cấp cho cuộn dây Q0.0 (nối với K1). Contactor K1 có điện đóng tiếp điểm động lực của nó để cấp nguồn cho động cơ quay phải. Tiếp điểm Q0.0 (song song I0.1) đóng duy trì dòng cung cấp cho Q0.0 khi nút nhấn S_Right hở ra.

Nhập các dòng chú thích như đã cho trong hình 6.14. Nhập các tiếp điểm như sau:

*

*

Nhập network 2: Dong co quay trai Tương tự như network 1.

Bước 4: Lưu chương trình

Sau khi nhập hai network lệnh, ta đã nhập xong chương trình. Khi lưu chương trình, ta tạo một dự án bao gồm loại CPU S7-200 và các tham số khác. Để lưu một dự án, thực hiện như sau:

Chọn File > Save AsNhập vào tên của dự án trong hộp thoại Save AsNhấp OK để lưu dự án.

Bước 5: Download chương trình vào CPU

Sau khi lưu dự án, ta có thể download chương trình vào S7-200.

Mỗi dự án được liên kết với một loại CPU (CPU 221, CPU 222, CPU 224, CPU 224XP, hoặc CPU 226). Nếu kiểu dự án không phù hợp với CPU đang kết nối, thì STEP 7–Micro/WIN báo lỗi không tương thích và các đường dẫn để ta tiếp tục công việc. Nếu điều này xảy ra, chọn “Continue Download”.

Thực hiện download chương trình như sau:

Nhấp chuột vào biểu tượng Download 

*

trên toolbar hoặc chọn

File > Download để download chương trình.

Xem thêm:

Nhấp OK để download các phần tử chương trình vào S7-200. Nếu S7-200 ở chế độ RUN, một hộp thoại xuất hiện yêu cầu bạn đặt S7- 200 ở chế độ STOP. Nhấp chuột vào Yes để đặt S7-200 ở chế độ STOP.

Bước 6: Đặt S7-200 ở chế độ RUN

Chuyên mục:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *