Cửu âm chân kinh là gì

Trong các tuyệt kỹ võ học Kim Dung, Cửu Âm Chân Kinh được xem là bộ võ công đáng sợ, ẩn chứa sức mạnh vô biên. Cũng chính vì sự lợi hại của bí kíp võ công này nên trong giang hồ luôn xảy ra những cuộc tranh giành ác liệt.

Bạn đang xem:

5 cao thủ giỏi võ thuật nhất truyện Kim Dung5 nhân vật có chỉ số nội lực khủng khiếp nhất tiểu thuyết Kim Dung

Cái hay của Kim Dung chính là biết cách tạo ra những điều phi thường từ các tuyệt kỹ võ học trong các tác phẩm của mình. Mỗi bộ tiểu thuyết ông viết nên điều có sức hút ghê gớm và có sức lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng đam mê võ thuật – kiếm hiệp. Cái hay đó tạo thành cái tài độc đáo chỉ có ở Kim Dung. Ông không trực tiếp phát họa cụ thể hoàn cảnh ra đời của Cửu Âm Chân Kinh mà để nó hình thành qua lời kể của các cao thủ võ lâm trong giang hồ. Đó chính là yếu tố tạo nên sự bí ẩn nhưng cực kỳ cuốn hút và hấp dẫn.

Trải qua nhiều cuộc tranh giành ác liệt trong võ lâm, Cửu Âm Chân Kinh dần dần trở thành một tuyệt kỹ võ học ẩn chứa sức mạnh vô biên, cùng với đó là những câu chuyện thêu dệt của giới giang hồ.

BÁU VẬT “HIẾM THẤY KHÓ TÌM” TRONG VÕ LÂM

Ngược dòng ký ức, Cửu Âm Chân Kinh trong tiềm thức của những fan kiếm hiệp thường được biết đến qua các tác phẩm Anh hùng xạ điêu, Thần Điêu hiệp lữ và Ỷ Thiên Đồ Long ký. Nói một cách đơn giản thì đây là bí kíp võ công cực kỳ uyên thâm, ẩn chứa công lực vô tận. Nếu có được Cửu Âm Chân Kinh thì một người bình thường cũng có thể trở thành cao thủ vạn người không địch nổi chỉ trong thời gian ngắn.

Còn nhớ, trong tác phẩm truyền hình Ỷ Thiên Đồ Long ký, phu quân của Chu Chỉ Nhược là Tống Thanh Thư từ một người bình thường, võ công thuộc hạng trung bình đã nhanh chóng trở thành cao thủ đáng sợ sau khi luyện Cửu Âm Chân Kinh chỉ trong một đêm. Điều đó cho thấy một phần công lực đáng nể của loại võ công vốn được cho là tà ma ngoại đạo này trên giang hồ.

Hoàng Thường – Nhân vật có thật trong lịch sử Trung Quốc.

Theo ghi chép và qua lời kể của các nhân vật trong tiểu thuyết Kim Dung, Cửu Âm Chân Kinh do tổ sư Hoàng Thường sáng tạo nên. Ông viết ra bộ võ học này dựa trên các bí kiếp võ thuật của Đạo gia, gồm hai quyển thượng và hạ. Quyển thượng bao gồm các bí kíp rèn luyện nội công căn bản của Đạo gia, Quyển hạ gồm các chiêu thức khắc địch và bảo vệ thân thể. Sau khi Hoàng Thường mất bí kiếp này bị lưu lạc trên giang hồ và rơi vào vòng xoáy tranh đoạt của nhân sĩ võ lâm.

Theo nhiều ghi chép trong lịch sử Trung Hoa, Hoàng Thường là nhân vật có thật. Ông là viên quan cao cấp thuộc tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc sống vào khoảng năm 1043 – 1130. Trong khoảng thời gian này, nhà Tống bước vào cuộc phân tranh loạn lạc. Với học thức uyên thâm cùng với việc gặp gỡ, giao đấu với nhiều cao thủ giỏi trong thiên hạ nên việc Hoàng Thường tổng hợp các chiêu thức và viết nên bộ võ công Cửu Âm Chân Kinh là hoàn toàn có cơ sở.

Ở khía cạnh tích cực, người luyện Cửu Âm Chân Kinh sẽ giúp cơ thể trở nên cường tráng, linh hoạt, tránh được nhiều bệnh tật. Nếu luyện lâu dài sẽ giúp cơ thể “thương đao bất nhập”. Về cơ bản, Cửu Âm Chân Kinh có phần hao hao giống với Dịch Cân Kinh của Thiếu Lâm Tự.

Lúc đầu, Cửu Âm Chân Kinh có 364 chữ nhưng về sau được thêm vào trên 1000 chữ.

Theo nhiều tài liệu, lúc đầu bí kíp võ công này có 364 chữ nhưng về sau được người khác thêm vào nên đã lên đến hơn nghìn chữ. Những biến thể như Cửu Âm Chân Kinh Bạch Cốt Trảo của Mai Siêu Phong hay Chu Chỉ Nhược luyện thành cũng xuất phát từ nguyên tác do Hoàng Thường sáng lập nên.

Dưới ngòi bút của Kim Dung, Cửu Âm Chân Kinh trong giang hồ có phần ảo diệu và kỳ bí, ẩn chứa sức mạnh vô song. Nhưng trên thực tế, bí kíp này vẫn còn là một ẩn số khá thú vị.

Dù không trực tiếp miêu tả chi tiết về quá trình ra đời của Cửu Âm Chân Kinh nhưng qua các bộ tiểu thuyết kiếm hiệp đi cùng năm tháng thì có thể nhận thấy rằng đây là bộ võ công thuộc hàng “hiếm thấy khó tìm” trong giới võ lâm.

GIANG HỒ ĐẠI LOẠN

Từ khi ra đời đến lúc thất truyền, câu chuyện về sự tranh giành Cửu Âm Chân Kinh trong giang hồ luôn gắn liền với những cuộc chiến đẫm máu. Hay nói cách khác, bí kíp võ công này khiến đã khiến võ lâm đại loạn.

Xem thêm:

Anh hùng xạ điêu viết: Từng có hàng trăm người tranh đoạt Cửu Âm Chân Kinh trên đỉnh Hoa Sơn (trong tiểu thuyết Kim Dung gọi là Hoa Sơn luận kiếm) nhưng cuối cùng còn lại 5 cái tên gồm: Đông Tà Hoàng Dược Sư, Tây Độc Âu Dương Phong, Nam Đế Đoàn Trí Hưng, Bắc Cái Hồng Thất Công và Trung Thần Thông Vương Trùng Dương.

Kết quả thế nào thì ai cũng đã rõ. Vương Trùng Dương là người giành chiến thắng. Cũng nhờ chiến thắng này trên đỉnh Hoa Sơn mà người đời luôn xếp ông vào danh sách đứng đầu các cao thủ mạnh nhất trong tiểu thuyết của Kim Dung. Về sau, ông giao lại cuốn bí kíp này cho Chu Bá Thông. Chu Bá Thông cũng nhờ đó mà luyện được phần nào cuốn bí kíp võ công này nên sở hữu võ công cái thế.

Bí kíp Cửu Âm từng gây ra nhiều sóng gió trong giang hồ.

Chu Bá Thông đem cất giấu cuốn bí kíp này để tránh đại họa cho võ lâm nhưng lúc giấu, ông bị vợ Hoàng Dược Sư đánh lừa. Với trí nhớ siêu phàm bà đọc qua một lần và nhớ hết quyển hạ, bà về viết lại cho Hoàng Dược Sư luyện nhưng chưa kịp luyện thì bị học trò là vợ chồng Mai Siêu Phong, Trần Huyền Phong lấy trộm trốn đi. Sau đó, Mai Siêu Phong luyện ra loại võ công âm độc như Cửu âm bạch cốt trảo. Vợ Hoàng Dược Sư cố gắng nhớ lại viết lại sách cho chồng, lúc đó bà đang mang thai nên bị kiệt sức và mất sau khi sinh con. Chu Bá Thông biết được đến đảo Đào Hoa đòi sách và đánh nhau với Hoàng Dược Sư nhưng thua trận bị nhốt trong động đá.

Ỷ Thiên Kiếm trong tác phẩm Ỷ Thiên Đồ Long ký.

Sau này Quách Tĩnh vô tình có được quyển hạ của cửu âm chân kinh khắc trên người Trần Huyền Phong, rồi cùng Hoàng Dung nghiên cứu luyện được Thần công trong chân kinh. Sau đó lại gặp được Chu Bá Thông, được ông chỉ giúp nên lĩnh hội hết toàn bộ Cửu âm chân kinh, trở thành cao thủ võ công cao cường.

Cửu âm chân kinh được vợ chồng Quách Tĩnh, Hoàng Dung giấu trong kiếm Ỷ Thiên, sau đó Chu Chỉ Nhược của phái Nga Mi và truyền nhân phái cổ mộ (trong Ỷ thiên đồ long ký) lấy mất và luyện thành Cửu âm chân kinh bạch cốt trảo.

Đồ Long Đao.

Cửu âm bạch cốt trảo trong Cửu âm chân kinh mà Chu Bá Thông truyền dạy Quách Tĩnh thực chất có tên là Cửu âm Thần trảo. Khi luyện Cửu âm thần trảo thì chỉ dùng tay đánh vào vách đá để luyên tập, nhưng Mai Siêu Phong cùng Trần Huyền Phong chỉ có được nửa quyển hạ Cửu âm chân kinh, tập luyện theo đó mà không hiểu triết lý võ công của Đạo gia là dùng xua quỷ trừ tà để trường sinh dưỡng mệnh chứ không phải để sát nhân tàn bạo nên khi luyện dùng tay đánh vào sọ người sống, do đó rất nhiều người bị sát hại, vì vậy mà Cửu âm bạch cốt trảo được dùng cho Cửu âm thần trảo.

Với fan Kim Dung, người đọc chỉ biết đến nhiều qua cuộc tranh giành bí kíp võ công ẩn chứa bên trong thanh Đồ Long Đao và Ỷ Thiên Kiếm. Để tranh giành hai bảo bối này, võ lâm không một ngày yên ổn, luôn xảy ra những cuộc giao tranh đẫm máu. Cuối cùng, người đoạt được Cửu Âm Chân Kinh không ai khác là Chu Chỉ Nhược.

Chu Chỉ Nhược luyện sai cách nên đi theo hướng âm độc của Cửu Âm Bạch Cốt Trảo.

Chu Chỉ Nhược sau khi lấy được bí kíp đã theo luyện nhưng do luyện cấp tốc đó mà luyện nên những võ công âm độc lợi hại như Cửu Âm Bạch Cốt Trảo và Bạch Mãng Tiên Pháp.

Xem thêm:

Về cơ bản, Cửu Âm Chân Kinh rất lợi hại nhưng nếu luyện không đúng cách nó có thể trở nên phản tác dụng và cho ra những loại võ công âm độc. Từ khi xuất hiện, Cửu Âm Chân Kinh đã trải qua nhiều phen sóng gió. Dù là tuyệt thế võ công nhưng nó cũng trở thành nguyên nhân chính khiến giang hồ nhiều phen náo loạn, tranh giành đẫm máu.

Chuyên mục:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *