Cách tụng kinh địa tạng bồ tát bổn nguyện

Đời sống con người bao gồm hai yếu tố là đời sống vật chất là đời sống tinh thần. Đời sống vật chất là những thứ chúng ta dùng hằng ngày, có thể sờ nắm được để duy trì sự sống và phát triển cơ thể. Đời sống tinh thần lại là những phong tục, tập quán, tôn giáo…giúp cho con người thoải mái về mặt tinh thần, nuôi dưỡng tình cảm, tính cách. Việt Nam là một đất nước thuộc khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của nền văn minh lúa nước nên có rất nhiều những phong tục tập quán phong phú.

Bạn đang xem:

Phật giáo là tôn giáo lớn của Việt Nam được đại đa số người Việt tin theo. Phật Giáo đã ăn sâu vào đời sống sinh hoạt của người dân từ kiến trúc đến các ngày lễ cúng bái. Với triết lý mọi chúng sinh bình đẳng hướng con người đến cái thiện, sống bằng lòng nhân ái luôn yêu thương người khác Phật giáo có những vị bồ tát, vị phật cai quản một hoặc một số mong ước của con người. Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về một vị phật vô cùng hiền lành, hoan hỉ được tín đồ kính ngưỡng đó là Địa Tạng Vương Bồ Tát.

Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai?

Table of Contents

*

hình địa tạng vương bồ tát

Địa Tạng hay Địa Tạng Bồ Tát hoặc Địa Tạng Vương là một vị phật được người Đông Á tôn thờ. Theo những sử sách và trong Phật giáo lưu lại thì Địa Tạng Bồ Tát là một tì khâu phương đông đã phát lời nguyện cứu độ tất cả chúng sinh trong lục đạo luân hồi vào thời kỳ sau khi Phật Thích ca Mâu ni nhập Niết bàn cho đến khi Bồ tát Di Lặc hạ sanh, và nguyện không chứng Phật quả nếu địa ngục chưa trống rỗng. Từ đó chúng ta có thể thấy Địa Tạng Bồ Tát là vị phật của tất cả chúng sinh ở địa ngục hay còn gọi là giáo chủ cõi U Minh.

Trong văn hóa Phương Đông Địa Tạng Bồ Tát rất quan trọng đối với đời sống tinh thần của con người. Tuy nhiên không phải quốc gia nào cũng có ý nghĩa giống nhau mà có sự khác nhau đôi chút. Ở Nhật Bản thì Địa Tạng Bồ Tát được biết đến là phật bảo hộ các trẻ em hay các vong linh trẻ em. Còn đối với Việt Nam, Trung Quốc…Địa Tạng Bồ Tát là phật phổ độ chúng sinh ở cõi U Minh tối tăm.

Sự Tích Địa Tạng Vương Bồ Tát

Để biết về các sự tích của các vị bồ tát hoặc là các vị phật thì chúng ta cần phải tìm hiểu trong kinh phật. Thông thường mỗi vị Phật niết bàn hoặc có ảnh hưởng đến chúng sinh sẽ có kinh phật của riêng mình và Địa Tạng Bồ Tát cũng vậy.

Như chúng ta đã nhắc đến ở trên Địa Tạng Bồ Tát đã phát nguyện lời nguyện “cứu độ tất cả chúng sinh trong lục đạo luân hồi vào thời kỳ sau khi Phật Thích ca Mâu ni nhập Niết bàn cho đến khi Bồ tát Di Lặc hạ sanh, và nguyện không chứng Phật quả nếu địa ngục chưa trống rỗng”. Sau khi phát lời nguyện Địa Tạng Bồ Tát đã phân thân nhiều phen, thoát hằng hà sa số các tiểu thế giới, trải qua rất nhiều kiếp cho đến khi ngài làm Bồ Tát phổ độ chúng sinh.

Về tiền thân của ngài thì có vô cùng đa dạng, có kiếp ngài là con gái, có kiếp ngài là con trai, cũng có kiếp ngài là vua nữa.

Theo sự tích để lại Địa Tạng Bồ Tát trước kia là Quan Mục Nữ có mẹ rất thích ăn trứng cá phạm vào sát sinh. Khi mẹ của cô chết đi bị đày xuống địa ngục chịu các tra tấn về tội trạng, Quan Mục Nữ thương mẹ đã thành kính cúng dường trước tượng Phật mong mẹ được thoát khỏi kiếp luân hồi súc sinh. Nhờ sự thành kính và lòng hiếu thảo mẹ của cô đã được đậu vào kiếp luân hồi người. Từ đó Quan Mục Nữ một lòng hướng phật và có thiện nguyện phổ bộ mọi chúng sinh trong cõi U Minh.

Rất nhiều kiếp trước kia Địa Tạng Bồ Tát đã phát nguyện cứu vớt mọi chúng sinh đang chịu khổ đau trong địa ngục, ngài đã phát nguyện khi nào cõi U Minh trống thì mới được thành phật. Chính vì thế mà hiện nay chúng ta mới chỉ cúng dường và biết đến ngài là một vị Bồ Tát có tấm lòng bao dung, nhân hậu.

Cách thờ cúng Địa Tạng Bồ Tát

*

Trong cuộc đời con người ai cũng sẽ mắc phải một hoặc vài tội trạng của Phật giáo như là: sát sinh, nói dối, lừa gạt…Chính vì thế mà việc thờ cúng Địa Tạng Bồ Tát sẽ giúp cho chúng ta được bao bọc, được chứng giám không làm việc xấu nữa và đặc biệt là mong muốn được cứu vớt trong cõi U Minh.

Xem thêm:

Theo những lời phật dạy và sự truyền thừa lại sau này hình Địa Tạng Vương Bồ Tát thường có hình dạng là một vị bồ tát mặc áo cà sa đỏ quanh thân có vầng hào quang vô trượng, đầu trọc tay cầm ngọc như ý tượng trưng cho ánh sáng xua tan đi bóng tối tại cõi U Minh. Một số hình ảnh khác của Địa Tạng Bồ Tát thì ngài đội mũ thất phật có vầng hào quang sáng chói.

Việc thờ cúng Địa Tạng Bồ Tát cần phải có một số lưu ý để có thể được ngài chứng giám, dẫn lốii thoát khỏi địa ngục tối tăm.

Việc thờ cúng tranh, tượng Địa Tạng Bồ Tát tại nhà sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho gia chủ. Những thiện nguyện của gia chủ thường được ứng nghiệm. Các gia chủ thờ cúng Địa Tạng Bồ Tát có được trí tuệ sáng suốt, có thể tránh thoát được những nguy hiểm, tai nạn và được thủy thần phù hộ. Đối với những người đã khuất sẽ giúp họ tiêu trừ tội trạng, thoát khỏi kiếp nô lệ, được nhập luân hồi, có được dung mạo đoan chính, xinh đẹp.

Lập bàn thờ Địa Tạng Bồ Tát cũng không có quá nhiều quy củ. Đối với tranh Địa Tạng Bồ Tát gia chủ nên tìm vị trí treo tranh thuận lợi. Vị trí lập thờ tranh Địa Tạng Bồ Tát nên để ở những nơi cao ráo có thể bao quát được tất cả gia đình. Thông thường gia chủ lập bàn thờ ở phòng khách hướng ra cửa hoặc có phòng thờ riêng. Tuyệt đối không treo tranh Địa Tạng Bồ Tát tại những nơi như gầm cầu thang, trong phòng ngủ, phòng bếp…Như vậy không tôn trọng ngài cũng như là làm phiền đến sự thanh tịnh của ngài.

Trên bàn thờ Địa Tạng Bồ Tát nên có nến, đèn hoa quả, hương…Đặc biệt có thể thờ Địa Tạng Bồ Tát cùng với những vị phật và bồ tát khác. Đối với bàn thờ gia tiên có thể đặt cạnh nhưng cần làm thấp hơn một chút hoặc có vách ngăn lư hương không cắm chung.

Cách tụng kinh Địa Tạng Bồ Tát

Với mỗi thiện nguyện hoặc mỗi một vị phật, bồ tát sẽ có những cách tụng và bài kinh khác nhau. Điều này liên quan đến việc phát thiện nguyện và sự cai quản của các ngài. Đối với Địa Tạng Bồ Tát cũng có kinh và cách tụng riêng biệt. Việc tụng kinh Địa Tạng Bồ Tát không chỉ giúp cho người sống được yên tâm, gia đình hòa thuận, bình yên. Đặc biệt tụng kinh Địa Tạng Bồ Tát trong các ngày lễ tang, trong gia đình có người mất sẽ giúp họ được hướng dẫn trên con đường đi vào luân hồi.

Chính vì thế tùy vào từng gia chủ và hoàn cảnh có những cách tụng kinh Địa Tạng Bồ Tát khác nhau nhưng chung quy là mỗi một quyển kinh sẽ có hướng dẫn cụ thể cho từng trường hợp. Kinh Địa Tạng Bồ Tát có thể dùng để tụng cho thai nhi, cho người đã khuất, cho ngày lễ vu lan báo hiếu…

Kinh Địa Tạng Bồ Tát

Kinh Địa Tạng Bồ Tát được chia thành các phần khác nhau và phật tử hoặc các gia chủ có thể lựa chọn phù hợp với từng mục đích và hoàn cảnh của mình.

Dưới đây là một bài tụng kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện.

Lạy đấng Tam giới,

Con nay quy mạng mười phương Phật

Con nay phát nguyện rộng lớn thọ trì Kinh Địa Tạng

Trên đền muôn ơn nặng

Dưới cứu khổ tam đồ

Nếu có kẻ thấy nghe

Đều phản Bồ đề tâm

Đem một báu thân này

Sanh qua cõi Cực lạc.

Xem thêm:

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)

Hiện nay có rất nhiều gia chủ thỉnh tượng phật hoặc hình Địa Tạng Bồ Tát treo ở nhà hay cúng dường với mong muốn cả gia đình được bình an, được che chở. Đây cũng là một hình thức giáo dục đời sau luôn tưởng nhớ đến ông bà, cha mẹ hướng con người đến cái thiện, biết lợi ích của làm việc thiện, giúp cho gia đình luôn được hài hòa. Đặc biệt là có thể tưởng nhớ đến những người đã khuất, có thể tiêu trừ đi những nghiệp chướng, những tội lỗi khi còn sống để bắt đầu một kiếp người mới.

Chuyên mục:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *