Christ là gì

*

Lời Ban Biên Tập:Trong đêm giáng sinh đầu tiên, các thiên thần đã loan báo cho các mục đồng về sự ra đời của Đức Chúa Jesus. Ba danh hiệu khác nhau của Đức Chúa Jesus đã được dùng trong lời công bố của các thiên thần là Đấng Cứu Thế, Đấng Christ và Chúa. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu một ít về danh hiệu Đấng Christ. Bài viết này là một phần trong loạt bài được viết cho Bách Khoa Từ Điển Tin Lành Việt Ngữ.

Bạn đang xem: Christ là gì

Đấng Messiah – Đấng Christ

Khái Quát

Chữ Messiah (מָשִׁיחַ – Māšîaḥ) nguyên nghĩa trong tiếng Hê-bơ-rơ (Hebrew) là “được xức dầu.” Chữ này thường được người Do Thái dùng để chỉ về một “người được xức dầu,” và cũng được dùng để chỉ về “vật được xức dầu.”

Danh hiệu này còn được người Do Thái dùng với một ý nghĩa đặc biệt khác để gọi Đấng Cứu Tinh mà người Do Thái đang trông chờ – Đấng Cứu Tinh đó là Đấng Messiah. Các Cơ Đốc nhân tin rằng Đấng Messiah được dự ngôn trong Thánh Kinh Cựu Ước chính là Đức Chúa Jesus Christ.

Danh hiệu Messiah được viết trong tiếng Aramaic – ngôn ngữ phổ biến tại vùng Gallilee vào thời Đức Chúa Jesus sống trên đất – là ܡܫܝܚܐ (M’shiha). Dựa vào ngữ căn Hebrew và Aramaic, danh hiệu này đã được viết trong tiếng Anh là Messiah.

Chữ Māšîaḥ, hay M’shiha, đã được dịch sang tiếng Hy Lạp (Greek) là Χριστός (Christós). Xuất phát từ chữ Christós trong nguyên văn Hy Lạp, danh hiệu này được viết trong tiếng Latin viết là Christus, và trong tiếng Anh là Christ. Trong chữ Hán, danh hiệu này được viết dựa theo phiên âm trong tiếng Hy Lạp là 基督 (Cơ Đốc).

Ý Nghĩa Căn Bản: Người Được Xức Dầu

Như đã nhắc trong phần đầu, ý nghĩa căn bản của chữ Messiah là “người được xức dầu.” Trong Thánh Kinh Cựu Ước, danh hiệu “người được xức dầu” được dùng để chỉ về một người được chọn để trao cho một trách nhiệm đặc biệt.

Thánh Kinh Cựu Ước ghi nhận có ba chức vụ mà nghi thức xức dầu được thực hiện cho người nhậm chức; ba chức vụ đó là tiên tri, thầy tế lễ, và vua. Tuy nhiên, nghi thức xức dầu chỉ được thực hiện trên một số người chọn lọc chứ không phải tất cả những người nào giữ các chức vụ này đều được xức dầu.

Tiên tri là người truyền sứ điệp của Đức Chúa Trời cho dân chúng. Ký thuật trong Ê-sai 61:1 cho biết có tiên tri được Đức Chúa Trời xức dầu. Ê-li-sê là một trong những người được xức dầu để làm tiên tri (I Các Vua 19:16).Thầy tế lễ là người đại diện dân chúng trình dâng lời cầu nguyện lên cho Đức Chúa Trời. A-rôn là người đầu tiên được xức dầu để làm thầy tế lễ cho người Do Thái (Xuất 29:7). Các con của A-rôn cũng được xức dầu để làm thầy tế lễ (Xuất 40:15). Kinh Thánh ghi nhận có một số người được xức dầu để làm thầy tế lễ chứ không phải mọi thầy tế lễ đều được xức dầu (Lê-vi Ký 4:3, 5, 16; 6:22).Vua là người được Đức Chúa Trời, hay được dân chúng, chọn để lãnh đạo dân sự. Ký thuật trong Các Quan Xét 9:8-15 mô tả tiến trình phong vương đồng nghĩa với nghi thức xức dầu. Theo sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời, Tiên tri Sa-mu-ên đã xức dầu cho Sau-lơ (I Sa-mu-ên 10:1) và Đa-vít (I Sa-mu-ên 16:3, Thi Thiên 89:20), rồi báo cho họ biết rằng Đức Chúa Trời đã chọn họ làm vua. Dân chúng đã xức dầu tôn Đa-vít làm vua xứ Giu-đa (II Sa-mu-ên 2:4) và sau đó làm vua cả nước Israel (II Sa-mu-ên 5:3). Khi Đa-vít già yếu, Sa-lô-môn đã được Thầy Tế lễ Xa-đốc xức dầu lên ngôi kế vị Đa-vít (I Các Vua 1:39).

Không phải chỉ có người Do Thái mới được Chúa xức dầu, nhưng có cả người ngoại quốc nữa. Tiên tri Ê-li được Chúa truyền xức dầu cho Ha-xa-ên làm vua Sy-ri (I Các Vua 19:15). Vua Si-ru của đế quốc Ba-by-lôn được Tiên tri Ê-sai xác nhận là người được Chúa xức dầu (Ê-sai 45:1).

Những người nhận vinh dự xức dầu được gọi là “người được xức dầu của Chúa” (I Sa-mu-ên 2:10; 12:3; II Sa-mu-ên 1:14; 23:1, Thi Thiên 2:2; 20:6; 132:17). Những người này được dân chúng kính trọng. Dầu vua Sau-lơ đã săn lùng và tìm cách giết Đa-vít, Đa-vít đã không giết Sau-lơ khi ông có cơ hội (I Sa-mu-ên 24:6), và cũng không cho các thủ hạ của mình giết Sau-lơ (I Sa-mu-ên 26:7-9), bởi vì Sau-lơ là “người được xức dầu của Chúa.”

Trong ba chức vụ nêu trên, vua là chức vụ được xức dầu nhiều nhất. Rất nhiều lần trong Thánh Kinh Cựu Ước chữ “người được xức dầu” được dùng đồng nghĩa với tước vị vua.

Ý Nghĩa Đặc Biệt: Đấng Cứu Tinh

Danh hiệu Messiah, trong Thánh Kinh Cựu Ước còn mang một ý nghĩa đặc biệt khác. Đức Chúa Trời đã hứa với vua Đa-vít rằng vương quyền của dòng dõi Đa-vít sẽ tồn tại mãi mãi (II Sa-mu-ên 7:16). Lời hứa đó được Tiên tri Na-than nói với Đa-vít khi vua còn tại vị.

Vài thế kỷ sau, khi người Do Thái phạm tội với Đức Chúa Trời, lúc đối diện với viễn cảnh mất nước, các tiên tri Ê-sai, Giê-rê-mi, và Ê-xê-chi-ên đã dự ngôn về Đấng Cứu Tinh đã được Đức Chúa Trời hứa sẽ đến giải phóng dân Do Thái khỏi cảnh lầm than.

Tiên tri Ê-sai cho biết Đấng Cứu Tinh sẽ xuất hiện trong hình hài một em bé mang danh hiệu Emmanuel (Ê-sai 7:14-17), sẽ xuất phát từ dòng dõi Đa-vít (Ê-sai 9:6-7). Đấng Cứu Tinh đó sẽ cai trị dân của Đức Chúa Trời trong sự công chính, hòa bình, và an ninh vĩnh cửu (Ê-sai 11:1-9; Giê-rê-mi 33:14-26; Ê-xê-chi-ên 37:24-28).

Ngoài những lời công bố của các tiên tri, Thánh Kinh Cựu Ước nói rõ Đấng Cứu Tinh đó là Đấng được Đức Chúa Trời chọn lựa và xức dầu (Thi Thiên 45:7), sẽ được gọi là Con của Đức Chúa Trời (II Sa-mu-ên 7:14) , và vương quốc của Ngài sẽ trường tồn mãi mãi (Thi Thiên 89:4, 36-37).

Căn cứ trên những lời tiên tri trong Cựu Ước, người Do Thái trông chờ một Đấng được sinh ra từ dòng dõi vua Đa-vít, Đấng đó sẽ được xức dầu thánh, trở thành vua của người Do Thái, và cai trị vương quốc của Đức Chúa Trời. Người Do Thái gọi Đấng đó Messiah ben David, nghĩa là Đấng Được Xức Dầu, Con của Đa-vít. Đấng Cứu Tinh đó sẽ là một lãnh tụ vĩ đại cai trị bằng những luật lệ của Do Thái giáo.

Ý Nghĩa Phổ Quát: Đấng Cứu Thế

Những người tin Chúa tin rằng những lời tiên tri trong Cựu Ước đã được ứng nghiệm trong Đức Chúa Jesus. Đức Chúa Jesus chính là Đấng Messiah mà người Do Thái trông chờ.

Bên cạnh việc nhìn nhận lời các tiên tri ghi lại trong Thánh Kinh Cựu Ước, các Cơ Đốc nhân tin rằng những lời mà Đức Chúa Trời đã hứa về Đấng Messiah mang ý nghĩa sâu rộng hơn rất nhiều.

Xem thêm: Hình Ảnh Chó Alaska Con Chó Alaska, Những Hình Ảnh Chó Alaska Ngộ Nghĩnh Và Đáng Yêu

Thứ nhất, người tin Chúa tin rằng Đấng Messiah mà Đức Chúa Trời đã hứa không phải chỉ là Đấng Messiah mà Đức Chúa Trời đã hứa với Đa-vít, và sẽ được sinh ra từ dòng dõi của Đa-vít (II Sa-mu-ên 7:16); nhưng cũng chính là Đấng mà Đức Chúa Trời đã hứa cho tổ phụ của nhân loại là A-đam và Ê-va; và Đấng đó sẽ được sinh ra từ dòng dõi của người nữ (Sáng Thế Ký 3:15). Đức Chúa Jesus là Đấng duy nhất thành toàn dự ngôn cho cả hai lời tiên tri nói trên.

Lúc Đức Chúa Jesus còn sống trên đất, Ngài đã lưu ý người Do Thái về quan niệm hạn hẹp sai lầm của họ về Đấng Messiah; quan niệm đó không đầy đủ, và có thể gây ngộ nhận. Có lần Đức Chúa Jesus đã hỏi các học giả Do Thái: “Các ngươi nghĩ thế nào về Ðấng Christ? Ngài là con của ai?” Được dạy dỗ theo quan niệm truyền thống của Do Thái giáo, các học giả Do Thái đã nhanh nhẹn trả lời: “Con của Ða-vít.” Đức Chúa Jesus đặt vấn đề: “Nếu như vậy, tại sao lúc được Đức Thánh Linh cảm thúc, Đa-vít đã gọi Ngài là Chúa. Nếu Đa-vít đã gọi Ngài là Chúa thì làm sao Ngài là con vua ấy được?” (Ma-thi-ơ 22:41-46). Khi nghe Đức Chúa Jesus hỏi như vậy, và trích dẫn Thi Thiên 110:1 để chứng minh, các học giả Do Thái đã im lặng không trả lời bởi vì họ nhận biết quan niệm truyền thống mà họ hoàn toàn tin cậy không đúng như điều mà Đức Chúa Trời đã dạy trong Kinh Thánh.

Thứ hai, trong khi người Do Thái kỳ vọng về một đấng giải phóng, sẽ phục hồi vinh quang của Si-ôn, và cai trị trong sự công chính (Thi Thiên 45:3-7; 72:1-4; Ê-sai 11:1-5); dựa vào Thánh Kinh Cựu Ước, người tin Chúa tin rằng Đấng Messiah mà Đức Chúa Trời đã hứa sẽ bị chống đối (Thi Thiên 2:2) và bị giết (Đa-ni-ên 9:29). Sau đó, Đấng Messiah sẽ trở lại một lần nữa để cai trị dân Ngài trong sự công chính, hòa bình, và an ninh vĩnh cửu.

Lời tiên tri về Đấng Messiah bị chống đối và bị giết đã được ứng nghiệm trong Đức Chúa Jesus. Trong khi người Do Thái trông đợi Đấng Messiah sẽ xuất hiện; người tin Chúa tin rằng Đấng Messiah đã đến. Đức Chúa Jesus Christ đã thực hiện một phần những dự ngôn về Đấng Messiah; Ngài đã về trời và sẽ trở lại để thực những việc khác mà Đức Chúa Trời đã hứa. Người tin Chúa trông mong sự trở lại lần thứ hai của Đức Chúa Jesus để được sống phước hạnh trong vương quốc trường tồn bất diệt của Ngài.

Thứ ba, Thánh Kinh Cựu Ước cũng ghi lại một số lời tiên tri khác về Đấng Messiah, và những điều này không thể nào có nơi con người. Đấng Messiah không chỉ thống trị cả thế giới (Thi Thiên 2:8), nhưng thống trị đời đời (Ê-sai 9:7). Nguồn gốc của Ngài từ vô cùng (Mi-chê 5:2). Tiên tri Ê-sai gọi Ngài là “Ðấng Mưu Luận Lạ Lùng, Ðức Chúa Trời Quyền Năng, Cha Ðời Ðời, Chúa Bình An” (Ê-sai 9:7). Những đặc tính này chỉ có trong Đức Chúa Trời mà thôi. Vì Đức Chúa Jesus chính là Đức Chúa Trời thành người, Ngài có bản chất của Đức Chúa Trời. Do đó, người tin Chúa có đủ yếu tố để tin rằng Đức Chúa Jesus chính là Đấng Messiah đã được dự ngôn trong Thánh Kinh Cựu Ước. Vì vậy, Đức Chúa Jesus không phải chỉ là Đấng Cứu Tinh của người Do Thái nhưng cũng là Đấng Cứu Thể của cả nhân loại.

Đức Chúa Jesus Xác Nhận Ngài Là Đấng Messiah

Do người Do Thái hiểu Đấng Messiah trong một ý nghĩa hạn hẹp là một lãnh tụ chính trị sẽ đến với uy quyền để lật đổ ách thống trị ngoại bang, tái lập vương quốc Do Thái; một vài lần khi Đức Chúa Jesus được hỏi Ngài là ai; để tránh gây ngộ nhận, Đức Chúa Jesus đã không xác nhận Ngài là Đấng Messiah theo nhận thức phổ thông của người Do Thái, nhưng Ngài chỉ gọi Ngài là Con Người – một danh hiệu vừa mang ý nghĩa là Đấng Messiah do Đức Chúa Trời sai đến (Đa-ni-ên 7:13-14), vừa là một Đầy Tớ của Đức Chúa Trời đã được dự ngôn.

Đức Chúa Jesus không chỉ xác nhận Ngài là Đấng Messiah bằng lời nói, nhưng còn qua những việc làm và hành động của Ngài. Khi Giăng Báp-tít cho các môn đệ đến hỏi Chúa rằng Ngài có phải là Đấng được dự ngôn sẽ đến hay không; Đức Chúa Jesus không trả lời trực tiếp câu hỏi đó, nhưng Ngài dặn các môn đệ của Giăng Báp-tít hãy trở về nói lại với Giăng những gì họ đã thấy và nghe: “Người mù được thấy, người què được đi, người phung được sạch, người điếc được nghe, người chết được sống lại, và người nghèo được nghe giảng tin mừng” (Lu-ca 7:19-22). Đây là những điều mà Tiên tri Ê-sai dự ngôn về Đấng Messiah sẽ thực hiện (Ê-sai 29:18; 35:5; 61:1). Tiên tri Xa-cha-ri đã mô tả Đấng Messiah mà Đức Chúa Trời đã hứa qua hình ảnh một vị vua khiêm nhu, công chính, và hòa bình. Ngài sẽ cỡi lừa tơ vào thành Jerusalem. (Xa-cha-ri 9: 9-10). Đức Chúa Jesus đã khải hoàn vào Jerusalem với sự tung hô của đoàn dân, làm ứng nghiệm lời tiên tri đó (Mác 11:1-11).

Đấng Messiah và Đấng Christ

Trong tiếng Anh, có hai danh từ để mô tả Đấng Cứu Thế: Messiah được dịch từ tiếng Hê-bơ-rơ, và Christ được dịch từ tiếng Hy Lạp. Mặc dầu hai danh hiệu này có cùng ý nghĩa, bản dịch Kinh Thánh King James xuất bản năm 1611 chỉ dùng danh hiệu Messiah hai lần trong Đa-ni-ên 9:25-26, nhưng danh hiệu Đấng Christ được dùng 536 lần.

Trong khi đó, một số bản dịch Kinh Thánh Anh Ngữ gần đây như New International Version (NIV) và New Revised Standard Version (NRSV), tùy theo bối cảnh và văn mạch, đã dùng danh hiệu Đấng Messiah thay cho danh hiệu Đấng Christ trong khoảng 70 câu trong Thánh Kinh Tân Ước.

Ký Thuật Về Đấng Christ Trong Tân Ước

Trong Thánh Kinh Tân Ước, danh hiệu Đấng Messiah hay Đấng Christ được dùng để chỉ về Đức Chúa Jesus. Người tin Chúa tin rằng Đức Chúa Jesus chính là Đấng Messiah đã được dự ngôn trong Thánh Kinh Cựu Ước; do đó tên của Đức Chúa Jesus thường được viết là Jesus Christ, với ý nghĩa Đức Chúa Jesus là Đấng Cứu Thế.

Câu đầu tiên của Phúc Âm Mác viết như sau: “Khởi đầu Phúc Âm của Ðức Chúa Jesus Christ, Con Ðức Chúa Trời” (Mác 1:1). Ngay trong những dòng đầu tiên, tác giả Phúc Âm Mác đã giới thiệu Đức Chúa Jesus với độc giả bằng hai danh hiệu: Đấng Christ và Con Đức Chúa Trời; cả hai danh hiệu đều chỉ về Đấng Messiah. Phúc Âm Ma-thi-ơ sau khi ký thuật việc Phi-e-rơ xưng nhận Đức Chúa Jesus là Đấng Christ đã viết “Đức Chúa Jesus, là Đấng Christ” (Ma-thi-ơ 16:20). Tương tự, tác giả Phúc Âm Giăng muốn độc giả người Hy Lạp của mình hiểu rõ Đấng Messiah là ai nên đã hai lần viết rằng “Đấng Messiah, nghĩa là Đấng Christ” (Giăng 1:41; 4:25).

Danh hiệu Đấng Messiah và Đấng Christ được dùng 536 lần trong Tân Ước. Các Sứ Đồ và tác giả các sách trong Tân Ước đã dùng hai danh hiệu này để giải thích Đức Chúa Jesus là ai, Ngài đã làm gì trên đất này. Họ đã giải thích ý nghĩa của việc Ngài chết, Ngài sống lại, Ngài thăng thiên, và Ngài sẽ tái lâm để thực hiện tất cả những điều mà Đức Chúa Trời đã hứa là Đấng Messiah sẽ làm.

Khoảng 30 năm sau khi Chúa thăng thiên, đến thời Sứ Đồ Phao Lô, đa số các tín hữu trong Hội Thánh đầu tiên đã hiểu rõ Đức Chúa Jesus là Đấng Christ; do đó trong một số thư tín, Phao Lô chỉ viết đơn giản là Đấng Christ (I Cô-rinh-tô 4:15; Rô-ma 12:5), các tín hữu hiểu rằng danh hiệu đó được dùng để chỉ về Đức Chúa Jesus.

Danh Hiệu Đấng Messiah và Đấng Christ Trong Tiếng Việt

Trong bản dịch mới của Phúc Âm Mác do Water James thực hiện, được in tại American Mission Press, Singapore vào năm 1899, Water James đã dịch danh hiệu Đấng Christ là Kirixitô, theo phát âm trong tiếng Hy Lạp.

Năm 1916, Linh mục Cố Chính Linh đã dịch Đấng Christ là Ki-tô.

Xem thêm: Những Cách Làm Nước Hoa Handmade Với 6 Mùi Hương Khác Nhau, Mách Bạn Cách Làm Nước Hoa Tại Nhà Đơn Giản Nhất

Vào năm 1920, khi dịch Kinh Thánh sang Quốc Ngữ, các Mục sư Samuel Vũ Tam Thất và Ulysse Soulier thuộc Hội Thánh Tin Lành Reformed Pháp đã dịch chữ Christ là Kỳ Tử. Danh hiệu này của Đấng Christ mang âm điệu Việt Ngữ. Chữ Kỳ có nghĩa là Đấng sẽ đến, là hậu thế, là cờ hiệu. Chữ Tử, trong HánVăn, dùng để chỉ về các bậc hiền tài. Tuy nhiên, danh hiệu Kỳ Tử chỉ diễn đạt một phần ý nghĩa của danh hiệu Messiah được nhắc đến trong Kinh Thánh; do đó các giáo sĩ thuộc Hội Truyền Giáo Phúc Âm Liên Hiệp (CMA) về sau quyết định không dịch danh hiệu này nhưng chỉ phiên âm danh hiệu Messiah trong Cựu Ước, và giữ nguyên chữ Christ của bản Anh văn và Pháp văn trong bản Tân Ước Việt Ngữ.

Chuyên mục: Hỏi đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *