Thực vật bậc cao là gì

Rêu là một loài thực vật quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy chúng ở những khu vực ẩm ướt. Tuy nhiên, rêu là thực vật bậc cao hay thấp? Đây là câu hỏi mà không phải ai cũng có thể trả lời. Vậy hãy cùng httl.com.vn/wiki tìm hiểu đặc điểm và cấu tạo của rêu, để xem loài cây này là thực vật bậc cao hay thấp nhé.

Tìm hiểu về thực vật bậc cao và thực vật bậc thấp

Trước khi tìm hiểu rêu là thực vật bậc cao hay thấp, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về thực vật bậc thấp và thực vật bậc cao xem chúng có những đặc điểm nào nhé.

Bạn đang xem: Thực vật bậc cao là gì

Thực vật bậc thấp là gì?

Thực vật bậc thấp hay còn được gọi là thực vật không mạch. Loài thực vật này chưa có hệ thống mạch và chưa có các bộ phận cụ thể như rễ, thân lá…, cấu tạo của chúng vẫn còn hết sức đơn giản. Cơ thể của các loài thực vật bậc thấp thường chỉ được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào.

Những loài thực vật bậc thấp thường sống dưới nước và đây được đánh giá là loài thực vật xuất hiện sớm nhất. Trong đó, tảo được đánh giá là loài thực vật bậc thấp tiêu biểu nhất. Vậy, vì sao tảo được xếp vào thực vật bậc thấp?

Có thể thấy, tảo là thực vật bậc thấp vì cơ thể chúng chỉ được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào và chưa có phân thành rễ, thân, hay lá. Chúng có cấu tạo khá đơn giản và chưa có mạch dẫn. Đồng thời, tảo chỉ có thể sống dưới nước. Đây là những nguyên nhân cơ bản giúp tảo được xếp vào nhóm thực vật bậc thấp. Vậy nếu được hỏi, tảo có phải là thực vật không vì sao, chắc hẳn, bạn đã có thể tự trả lời rồi nhỉ?

Thực vật bậc cao là gì?

Thực vật bậc cao là những loài thực vật đa bào và hầu hết đã thoát ly khỏi mặt nước và sống ở trên cạn. Sở dĩ gọi là thực vật bậc cao bởi chúng có một số ưu điểm và tiến hóa hơn so với thực vật bậc thấp.

Trước hết, thực vật bậc cao hầu hết sống ở môi trường cạn nên cơ thể đã có những biến đổi để phù hợp với môi trường sống. Đa số thực vật bậc cao đều có mạch và có thể tự dưỡng. Đồng thời, chúng có vách tế bào rõ rệt, sinh sản bằng noãn giao và hầu hết đã được chia thành các bộ phận rễ, thân, lá cụ thể.

Xem thêm: ” Out Of Bounds Là Gì, Nghĩa Của Từ Out Of Bounds, Nghĩa Của Từ Out Of Bounds

*

Đặc điểm và cấu tạo của rêu

Đặc điểm đầu tiên có thể thấy ở rêu đó là một loài thực thực vật trên cạn thường sống ở những nơi ẩm ướt, như chân tường. Đồng thời, cấu tạo của loài thực vật này đã được chia thành rễ, thân, lá dù cấu tạo của các bộ phận còn đơn giản.

Trong đó, lá của cây rêu còn nhỏ và mỏng. Thân cây ngắn, không phân nhánh. Đặc biệt, cả lá và thân đều chưa có mạch dẫn. Rễ của rêu chưa có chức năng hút nước và rêu không có hoa. Đây là loài cây có cấu tạo đa bào, sinh sản bằng bào tử và thụ tinh nhờ nước.

Xem thêm: Ngày Phép Tiếng Anh Là Gì ? Cách Xin Nghỉ Phép Chuẩn Nghỉ Phép Tiếng Anh Là Gì

*

Rêu là thực vật bậc cao hay thấp?

Sau khi đã tìm hiểu về cấu tạo của rêu, chúng ta có thể khẳng định: rêu là thực vật bậc cao. Tuy nhiên, chắc hẳn sẽ có nhiều người thắc mắc, vì sao rêu được xếp vào nhóm thực vật bậc cao?

Rêu được xếp vào thực vật bậc cao vì:

Rêu sống ở môi trường trên cạn Rêu có cấu tạo đa bào và đã bắt đầu có rễ, thân, lá – dù cấu tạo còn đơn giảnCơ quan sinh sản là túi bào tử và đã bắt đầu có sự phân hóa giữa cơ quan sinh sản và cơ quan sinh dưỡng.

Vậy tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt?

Như đã giải thích ở trên, rêu dù đã bắt đầu có rễ nhưng rễ của loài cây này chưa có khả năng hút nước mà mới chỉ được coi như rễ giả. Đồng thời thân và lá chưa có mạch dẫn. Đặc biệt là rêu thụ tinh và sinh sản nhờ nước. Vì thế chúng phải sống ở những nơi ẩm ướt do cấu tạo chưa thực sự hoàn chỉnh.

*

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về đặc điểm và cấu tạo của rêu cũng như trả lời cho câu hỏi, rêu là thực vật bậc cao hay thấp. Hy vọng qua bài viết trên đây bạn đã có thêm kiến thức và hiểu biết về loài cây quen thuộc này.

Chuyên mục: Kiến thức

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *