Với chức năng thanh toán chủ động và tiện lợi, thẻ tín dụng đang dần trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho đời sống tài chính của cá nhân và tập thể. Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên mở thẻ tín dụng nào tốt nhất thì bài viết này sẽ chia sẻ và so sánh các loại thẻ tín dụng phổ biến hiện nay để giúp bạn tìm được ngân hàng mở thẻ tín dụng phù hợp nhất với nhu cầu của mình.

Thẻ tín dụng ngân hàng nào tốt & hoàn tiền nhiều nhất 2022

I. Khái niệm thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng là một hình thức cho vay của ngân hàng với ưu điểm là chủ thẻ chỉ cần trả nợ trong thời hạn quy định (thường là 45 ngày) sẽ không bị tính lãi suất.

II. Tính năng thẻ tín dụng

1. Thanh toán khi mua sắm

Thay vì mang theo nhiều tiền mặt khi mua sắm tại cửa hàng, bạn có thể thanh toán trước bằng thẻ tín dụng. Cuối tháng ngân hàng sẽ gửi báo cáo số tiền mà bạn đã tiêu dùng trong kỳ và bạn sẽ thanh toán lại số tiền này cho ngân hàng. Ngoài ra, thẻ tín dụng cũng có thể được sử dụng để thanh toán các khoản mua sắm trong và ngoài nước mà không cần chứng minh thư hoặc giấy tờ tùy thân.

2. Mua hàng online

Các kênh bán hàng và nền tảng thương mại điện tử đều đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi và giảm giá cho khách hàng thanh toán bằng thẻ tín dụng. Vì vậy, bạn có thể mua sắm trực tuyến tiết kiệm và thanh toán nhanh chóng bằng thẻ tín dụng.

3. Vay tiền thẻ tín dụng ngắn hạn

Với mức lương hàng tháng hơn 15 triệu là bạn đã có đủ điều kiện vay tiền bằng thẻ tín dụng trong thời gian ngắn.

III. Phân loại thẻ tín dụng

1. Theo phạm vi sử dụng

  • Thẻ tín dụng nội địa: Đây là loại thẻ tiện lợi để thanh toán các dịch vụ hoặc hàng hóa trong nước, với ưu điểm là phí dịch vụ và phí quản lý tương đối thấp. Tuy nhiên, nhược điểm là hạn mức sẽ không cao và không thể thanh toán nước ngoài, vì thế cũng mang lại một số bất tiện cho khách hàng.
  • Thẻ tín dụng quốc tế: Thẻ này đặc biệt thuận tiện cho việc thanh toán mua sắm và du lịch trong và ngoài nước. Hạn mức của thẻ có thể lên đến hàng tỷ đồng và thanh toán trực tiếp mà không cần quy đổi tiền mặt. Tuy nhiên, vì hạn mức cao nên phí rút tiền cũng khá cao, khoảng 4% số tiền giao dịch. Ngoài ra, bạn sẽ dễ có khả năng bị mất kiểm soát tài chính nếu chi tiêu quá tay. 

2. Theo chủ thể sử dụng

  • Thẻ tín dụng doanh nghiệp: Các thẻ này được phát hành cho các tổ chức, công ty có nhu cầu sử dụng thẻ và chịu trách nhiệm thanh toán từ nguồn kinh phí của doanh nghiệp. Thông thường, công ty sẽ ủy quyền cho cá nhân sử dụng thẻ như là tổng giám đốc hoặc giám đốc tài chính. Việc ủy ​​quyền cũng đi kèm văn bản ủy quyền hợp pháp theo đúng quy định.
  • Thẻ tín dụng cá nhân: Dùng cho những khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng và có trách nhiệm thanh toán, thẻ bao gồm thẻ chính và thẻ phụ.

3. Theo thương hiệu phổ biến

  • Thẻ tín dụng Visa: Thẻ Visa rất phổ biến ở nhiều nước châu Á và mạng lưới thanh toán của chúng được cung cấp bởi Visa International Service Association (Mỹ). Tuy nhiên, ở một số vùng của châu Mỹ cũng có những điểm thanh toán không chấp nhận loại thẻ này.
  • Thẻ tín dụng MasterCard: Loại thẻ này rất tiện lợi khi đi du lịch, công tác, du học,… MasterCard được cung cấp bởi MasterCard Worldwide và được sử dụng trên toàn thế giới.

Bên cạnh hai loại thẻ tín dụng phổ biến trên, trên thị trường còn có một số thương hiệu thẻ tín dụng khác như JCB, American Express hay Diners Club.

Nên làm thẻ tín dụng ở ngân hàng nào tốt nhất?

4. Theo mục đích sử dụng

Dựa theo nhu cầu sử dụng mà các tổ chức phát hành thẻ cũng chia thành nhiều loại thẻ như thẻ tín dụng hoàn tiền, thẻ tích điểm, thẻ tích dặm bay, thẻ rút tiền mặt,…

IV. Điều kiện làm thẻ tín dụng

Đối tượng là người Việt Nam hoặc người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam trên 18 tuổi và có chứng minh nhân dân/thẻ căn cước. Ngoài ra, cá nhân đã làm việc trong tổ chức hiện tại ít nhất 3 tháng hoặc đã kinh doanh ít nhất 3 năm và thu nhập hàng tháng trung bình hơn 6 triệu.

V. Thẻ tín dụng nào tốt nhất? Top 10 thẻ tín dụng tốt nhất thị trường

1. Ngân hàng HSBC

Nếu bạn đang tìm kiếm một thẻ tín dụng 0 lãi suất và 0 phí chuyển đổi thì HSBC chính là sự lựa chọn tốt nhất của bạn. Thêm vào đó, thẻ tín dụng của ngân hàng còn đi kèm với gói mua hàng trả góp miễn phí lên đến 24 tháng.

Với mức thu nhập từ 6 triệu trở lên là bạn đã đủ điều kiện sở hữu thẻ tín dụng HSBC hạng chuẩn với hạn mức chi tiêu từ 12 – 60 triệu đồng và phí thường niên 300.000đ. Đối với những người có thu nhập cao hơn từ 12-18 triệu thì hạn mức có thể lên đến 1 tỷ với phí thường niên khoảng 600.000 -1.200.000đ/năm.

2. Ngân hàng Vietcombank

Cùng với Vietnam Airlines và American Express, Vietcombank mang đến cho khách hàng những loại thẻ tín dụng cao cấp nhất hiện nay. Điển hình là thẻ Vietcombak Platinum American Express với hạn mức chi tiêu lên đến 1 tỷ đồng, tập trung mang đến những ưu đãi và quyền lợi cho khách hàng tham gia bảo hiểm, hàng không, vui chơi giải trí và du lịch.

Ngoài ra, hạn mức thẻ tín dụng dành cho khách của Vietcombank lên đến 500 triệu đồng và phí thường niên chỉ 400.000đ như thẻ Vietcombank Diamond Plaza Visa, Vietcombank Vietnam Airlines American Express®, Vietcombank Unionpay …

3. Ngân hàng VPBank

VPBank là 1 trong 10 ngân hàng mở thẻ tín dụng tốt nhất hiện nay khi liên tục đứng trong top những ngân hàng được ưa chuộng nhất tại Việt Nam. Với thẻ tín dụng VPBank, chỉ cần thu nhập từ 5 – 7 triệu đồng, khách hàng đã có cơ hội sở hữu thẻ tín dụng với hạn mức lên đến 500 triệu đồng và phí thường niên chỉ từ 274.000đ – 400.000đ.

4. Ngân hàng Techcombank

Techcombank là một trong những ngân hàng hàng đầu được thành lập từ năm 1993 và luôn cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đa dạng, đáp ứng nhu cầu của đại đa số khách hàng. Với mức thu nhập tối thiểu từ 6 triệu đồng/tháng, bạn đã dễ dàng sở hữu chiếc thẻ tín dụng Techcombank với hạn mức chi tiêu lên đến 1 tỷ đồng và phí thường niên khoảng 300.000 đến 550.000đ/năm.

5. Thẻ tín dụng ngân hàng VIB

Với thẻ tín dụng VIB, bạn sẽ luôn được hưởng các ưu đãi trong 365 ngày từ các đối tác VIB và MasterCard, đồng thời thanh toán nhanh chóng và dễ dàng tại 1,9 triệu máy ATM cùng 33 triệu điểm chấp nhận thẻ tín dụng trên toàn thế giới.

Phí thường niên của thẻ tín dụng VIB chỉ 250.000 – 400.000đ/năm đối với thẻ hạng chuẩn và thẻ hạng vàng. Ngoài ra, nếu thu nhập hàng tháng của bạn khoảng trên 10 triệu thì sẽ có cơ hội được cấp hạn mức lên đến 200 triệu. 

6. Ngân hàng Citibank

Để mở thẻ tín dụng Citibank bạn cần có thu nhập hàng tháng từ 10 – 15 triệu đồng, hạn mức tiêu dùng tối đa có thể lên tới 900 triệu đồng. Ngoài ra, Citibank luôn có các chương trình khuyến mãi quanh năm, mua sắm, ăn uống, du lịch và nhiều mặt hàng ưu đãi khác lên đến 50%. 

Một số loại thẻ tín dụng Citibank phổ biến như Citi Rewards, Citi Cash Back, Citi®ACE Life® với phí thường niên từ 800.000 đến 1,2 triệu đồng/năm

7. Ngân hàng Sacombank

Chỉ với thu nhập từ 3 – 5 triệu là bạn đã có thể dễ dàng sử dụng thẻ tín dụng nội địa Sacombank Family. Đồng thời, đối với các loại thẻ tín dụng quốc tế như Sacombank MasterCard, Sacombank Visa, bạn còn được hưởng nhiều ưu đãi và chiết khấu hấp từ các nhãn hàng thời trang cao cấp, sân golf, khách sạn năm sao,…

Đặc biệt với thẻ tín dụng quốc tế Sacombank Visa Platinum, bạn có thể được cấp hạn mức chi tiêu lên đến 1 tỷ đồng với phí thường niên 999.000 đồng/năm.

8. Ngân hàng BIDV

BIDV là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lâu năm và uy tín nhất tại Việt Nam. Với thẻ tín dụng của ngân hàng này, bạn sẽ dễ dàng thanh toán và quản lý tài chính với nhiều ưu đãi lớn lên đến 50% tại các đối tác liên kết.

Chỉ với thu nhập bình quân hàng tháng từ 4 – 7 triệu đồng là bạn sẽ có ngay thẻ tín dụng BIDV Classic với hạn mức 200 triệu đồng và phí thường niên khoảng 200.000 – 400.000đ/năm. Ngoài ra, BIDV còn cung cấp thẻ hạng thẻ cao cấp với hạn mức 1 tỷ đồng và phí thường niên 300.000 – 1 triệu đồng/năm cho các loại thẻ tín dụng BIDV Visa Gold, BIDV Mastercard Platinum và BIDV Visa Platinum.

9. Thẻ tín dụng ANZ

Với thẻ tín dụng ANZ, bạn có thể mua sắm dễ dàng tại hơn 30 triệu địa điểm trên khắp thế giới. Ngoài ra, bạn còn được hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn như miễn phí chuyến bay, rút ​​tiền mặt lên đến 600 triệu đồng. Đồng thời, ANZ có các loại thẻ miễn phí thường niên như thẻ tín dụng ANZ Signature Priority. Riêng các dòng thẻ tính phí khác, phí thường niên sẽ khoảng từ 1,1 triệu – 1,5 triệu đồng.

10. Ngân hàng TPBank

Hiểu được nhu cầu đa dạng của khách hàng, TPBank đã tạo ra nhiều loại thẻ tín dụng với những đặc quyền khác nhau như: 

  • Thẻ tín dụng World MasterCard Golf Privé: Khách hàng sẽ được tận hưởng trải nghiệm chơi golf thú vị với các sân golf đẳng cấp, giúp dễ dàng kết nối với các nhà lãnh đạo khác.
  • Thẻ tín dụng TPBank Visa: Khách hàng có thể chi tiêu mọi lúc mọi nơi và đổi quà tặng từ ngân hàng
  • Thẻ tín dụng TPBank Visa Platinum: Với thẻ này, bạn sẽ được trải nghiệm các dịch vụ sang trọng, cao cấp nhất trong và ngoài nước cùng hạn mức lên đến 1 tỷ đồng.

Lãi suất thẻ tín dụng TPBank là bao nhiêu? Không thanh toán thẻ tín dụng có  bị phạt?

VI. Top 10 thẻ tín dụng có mức hoàn tiền cao nhất hiện nay

1.  Citi Cash Back Platinum

Mức hoàn tiền:

  • Được hoàn tiền 6% khi mua hàng tại CGV, Grab bao gồm Grab Rides, Grab Food và Grab Delivery.
  • Hoàn tiền 4% khi thanh toán bảo hiểm
  • Hoàn tiền 2% khi mua hàng tại trung tâm thương mại và chuỗi cửa hàng thời trang
  • Hoàn tiền 0,3% cho các chi tiêu khác
  • Thanh toán bằng điểm thưởng

Yêu cầu:

  • Phí thường niên: 1.200.000đ
  • Thu nhập hàng tháng: Từ 15.000.000đ

2. Shinhan Visa Cash Back Bạch Kim

Mức hoàn tiền:

  • Tiền thưởng chào mừng: Tương đương với phí hàng năm
  • Hoàn tiền không giới hạn: 0,4% cho mọi chi tiêu
  • Hoàn tiền đặc biệt: 5% cho bất kỳ chi tiêu ăn uống vào cuối tuần
  • Hoàn tiền tối đa: Không giới hạn (hoàn thêm 5% với chi tiêu trên 10 triệu đồng trong kỳ sao kê, hoàn tối đa 300.000 đồng)
  • Miễn thủ tục tài chính khi xin visa nhập cảnh Hàn Quốc

Yêu cầu:

  • Có tài khoản tiết kiệm/tiền gửi tại Ngân hàng Shinhan ít nhất 3 tháng với số dư 100.000.000 VND (hoặc 5.000 USD)
  • Phí thường niên: 1.100.000đ

3. VPLady

Mức hoàn tiền:

  • Hoàn tiền 6% khi giao dịch thanh toán bảo hiểm trực tuyến
  • Hoàn tiền 2% khi mua hàng tại siêu thị (Lotte mart, Big C, Co.op mart, Vinmart)
  • Hoàn tiền 2% cho chi phí giáo dục và y tế
  • Hoàn tiền 0,3% chi tiêu khác
  • Hoàn tiền tối đa: 600.000đ/kỳ sao kê/chủ thẻ chính
  • Miễn phí thường niên năm đầu
  • Miễn phí thường niên năm tiếp theo khi tổng chi tiêu đạt 60 triệu đồng

Yêu cầu:

  • Thu nhập hàng tháng từ 7.000.000đ

4. HSBC Visa Cash Back

Mức hoàn tiền:

  • Hoàn tiền 1 triệu cho chủ thẻ tín dụng mới
  • Hoàn tiền 6% khi mua hàng tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi và thêm 2% nếu nhận lương qua HSBC (lên đến 200.000 VNĐ mỗi tháng)
  • Hoàn tiền 1% không giới hạn khi thanh toán bảo hiểm và học phí
  • Hoàn tiền 0,5% không giới hạn các chi tiêu khác

Yêu cầu:

  • Phí thường niên: 800.000đ

5. Vietcombank Cashplus Platinum American Express 

Vietcombank là đơn vị độc quyền phát hành thẻ American Express (Amex) tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu sử dụng thẻ Amex, chủ thẻ chỉ có thể quẹt thẻ tại máy POS của Vietcombank, các ngân hàng khác không chấp nhận thẻ này. 

Mức hoàn tiền:

  • Hoàn tiền: 1,5% trên toàn bộ giao dịch
  • Hoàn tiền tối đa: Không giới hạn (3 tháng/lần)
  • Thời gian miễn lãi 50 ngày

Yêu cầu:

  • Phí thường niên: 800.000đ (thẻ chính)

6. Thẻ tín dụng MSB Visa Online

Mức hoàn tiền:

  • Hoàn 20% khi mua vé xem phim trực tuyến tại các rạp CGV, Lotte Cinema, BHD, Galaxy Cinema và Cinestar
  • Hoàn  10% khi mua sắm trực tuyến tại Lazada, Tiki, Shopee, Adayroi, Amazon, Alibaba, Ebay và Delivery Now.

Yêu cầu:

  • Phí thường niên: 299.000đ

7. VIB Cash Back

Mức hoàn tiền:

  • Hoàn 0,1% khi chi tiêu đạt 50 triệu đồng
  • Hoàn 0,5% khi chi tiêu thêm từ 50 – 100 triệu đồng
  • Hoàn tiền 3% khi chi tiêu trên 100 triệu đồng
  • Hoàn tiền tối đa: Không giới hạn
  • 55 ngày miễn lãi đối với tất cả các giao dịch chi tiêu và mua sắm

Yêu cầu:

  • Phí thường niên: 899.000đ

8. SHB ManCity Cash Back

Mức hoàn tiền:

  • Hoàn 6% khi mua các sản phẩm dịch vụ thể thao
  • Hoàn 5% cho chi tiêu giáo dục
  • Hoàn 2% cho chi phí y tế
  • Hoàn 0,3% cho các giao dịch khác
  • Đặc biệt, hoàn thêm 1% cho các giao dịch tiêu dùng ở nước ngoài.

Yêu cầu:

  • Phí thường niên: 450.000đ

9. SCB Mastercard Gold

Mức hoàn tiền:

  • Giải trí, ăn uống, thời trang, mua sắm trực tuyến, du lịch hoàn tiền đến 10%.
  • Hoàn phí thường niên năm liền kề khi đạt đủ điều kiện chi tiêu theo quy định

Yêu cầu:

  • Phí thường niên: 400.000đ

10. Eximbank  Visa Platinum Cash Back 

Mức hoàn tiền:

  • Hoàn 5% khi mua bảo hiểm, bệnh viện, xăng và 2% cho chi phí giáo dục (tối đa: 700.000đ/tháng)
  • Hoàn tiền 1% khi mua hàng tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nhà hàng, quán ăn và 0,3% cho các chi tiêu khác

Yêu cầu:

  • Phí thường niên: 800.000đ

VII. Lưu ý an toàn khi sử dụng thẻ tín dụng 

  • Bảo mật tuyệt đối thông tin cá nhân và dữ liệu bao gồm họ và tên, địa chỉ, ngày tháng năm sinh, số CMND, số CCCD, số thẻ, thời hạn sử dụng, số xác thực thẻ CVV2, CVC, mã PIN cũng như các thông tin tài khoản và thẻ khác. Không cung cấp thông tin hoặc vào các liên kết lạ không đáng tin cậy.
  • Bảo quản thẻ đúng cách, tuyệt đối không gửi thẻ cho người khác (kể cả nhân viên ngân hàng) sử dụng để tránh bị lộ thông tin thẻ hoặc bị đánh cắp dẫn đến bị lợi dụng cho các giao dịch gian lận. Đồng thời không nên ghi lại mã PIN và cất giữ ở gần vị trí với thẻ.
  • Khi thực hiện giao dịch tại cây ATM, cần lưu ý khu vực đặt máy, khe đọc thẻ, khu vực bàn phím hoặc các thiết bị khác. Nếu cảm thấy không an toàn, bạn không nên thực hiện giao dịch và hãy thông báo ngay cho ngân hàng nếu thấy cây ATM có dấu hiệu bất thường.
  • Khi giao dịch tại máy ATM, nên dùng tay che bàn phím khi nhập mã PIN và hạn chế giao dịch ở những nơi vắng người. Trước khi rời đi, hãy đảm bảo rằng màn hình ATM đã trở lại màn hình chào.
  • Khi giao dịch tại các đơn vị chấp nhận thẻ, vui lòng ưu tiên sử dụng Chip để thanh toán. Hãy đảm bảo các giao dịch tại máy POS phải được thực hiện trước mặt bạn và nhận lại thẻ cũng như giữ lại biên lai để đối chiều khi cần.
  • Cẩn thận che và bảo mật mã PIN (CVC, CVV2) ở mặt sau của thẻ. Theo chính sách của ngân hàng, một số đơn vị chấp nhận thẻ ở nước ngoài có thể yêu cầu chủ thẻ nhập mã này khi giao dịch, tốt nhất bạn nên ghi nhớ để thuận tiện cho việc giao dịch.
  • Việc mua sắm trực tuyến bằng thẻ tín dụng có nhiều tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì vậy, bạn chỉ nên đăng ký dịch vụ khi cần thực hiện giao dịch. Tốt nhất, bạn hãy mở thẻ tín dụng với hạn mức thấp hơn hoặc thẻ ghi nợ riêng để giao dịch trực tuyến. Ưu tiên sử dụng máy tính cá nhân để giao dịch và chỉ thực hiện giao dịch trên các trang web uy tín, an toàn để tránh bị hack thẻ tín dụng, đồng thời đọc kỹ các điều khoản trước khi thực hiện giao dịch. 
  • Không nên đặt ghi nhớ mật khẩu ở các truy cập web nơi bạn đã thực hiện các giao dịch trực tuyến. Hãy thay đổi mật khẩu định kỳ bao gồm chữ hoa, chữ thường, số và ký hiệu. Sử dụng tường lửa, cài đặt và cập nhật thường xuyên các chương trình phần mềm chống vi-rút và bộ lọc thư rác.

Trên đây là những thông tin cơ bản về thẻ tín dụng, cách sử dụng an toàn và các loại thẻ tín dụng tốt nhất hiện nay. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có sự lựa chọn tốt và phù hợp nhất với nhu cầu mở thẻ tín dụng của bản thân.