Lịch sử hình thành quản trị học

Nếu bạn chưa là hội viên hãy trở thành hội viên của httl.com.vn/wiki để được hỗ trợ và chia sẽ thông tin nhiều hơn. Click Like button để trở thành hội viên của httl.com.vn/wiki trên facebook.

Bạn đang xem: Lịch sử hình thành quản trị học

*

Lý thuyết Quản Trị là hệ thống mà httl.com.vn/wiki đã số hoá toàn bộ Sách giáo khoa của chương trình 4 năm đại học và 2 năm sau đại học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh.Với hệ thống này, bạn có thể truy xuất tất cả hệ thống lý thuyết chuyên ngành Quản trị Kinh doanh trong quá trình nghe giảng, làm bài tập hoặc thi cử.Hệ thống Lý Thuyết Quản Trị được phát triển bởi Viện MBA, thành viên của MBA Institute Global

Nếu còn thắc mắc hoặc tìm hiểu chuyên sâu hơn về Quản trị Ứng dụng, bạn có thể đặt câu hỏi với Chuyên Gia httl.com.vn/wiki

Kết quả

Lịch sử hình thành và phát triển của quản trị sản xuất:

Quản trị sản xuất trong thực tế đã xuất hiện từ thời cổ đại nhưng chúng chỉ được coi là “cácdự án sản xuất công cộng” chứ chưa phải là quản trị sản xuất trong nền kinh tế thị trường.

Quản trị sản xuất trong các doanh nghiệp với tư cách là đơn vị sản xuất hàng hoá tham giakinh doanh trên thị trường mới chỉ xuất hiện gần đây. Bắt đầu từ cuộc cách mạng công nghiệp lầnthứ nhất vào những năm 1770 ở Anh. Thời kỳ đầu trình độ phát triển sản xuất còn thấp, công cụsản xuất đơn giản, chủ yếu lao động thủ công và nửa cơ khí. Hàng hoá được sản xuất trong nhữngxưởng nhỏ. Các chi tiết bộ phận chưa tiêu chuẩn hoá, không lắp lẫn được. Sản xuất diễn ra chậm,chu kỳ sản xuất kéo dài, năng suất rất thấp. Khối lượng hàng hoá sản xuất được còn ít. Khả năngcung cấp hàng hoá nhỏ hơn nhu cầu trên thị trường.

Từ sau những năm 70 của thế kỷ XVIII, những phát minh khoa học mới liên tục ra đời,trong giai đoạn này đã tạo ra những thay đổi có tính cách mạng trong phương pháp sản xuất vàcông cụ lao động tạo điều kiện chuyển từ lao động thủ công sang lao động cơ khí. Những phátminh cơ bản là phát minh máy hơi nước của James Watt năm 1764; cuộc cách mạng kỹ thuậttrong ngành dệt năm 1885; sau đó là hàng loạt những phát hiện và khai thác than, sắt cung cấpnguồn nguyên liệu, năng lượng, máy móc mới cho sản xuất của các doanh nghiệp.

Cùng với những phát minh khoa học kỹ thuật là những khám phá mới trong khoa học quảnlý, tạo điều kiện hoàn thiện tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp, đẩy nhanh quá trình ứngdụng, khai thác kỹ thuật mới một cách có hiệu quả hơn. Năm 1776, Adam Smith trong cuốn “Củacải của các quốc gia” lần đầu tiên nhắc đến lợi ích của phân công lao động. Quá trình chuyên mônhoá dần dần được tổ chức, ứng dụng trong hoạt động sản xuất, đưa năng suất lao động tăng lênđáng kể. Quá trình sản xuất được phân chia thành các khâu khác nhau giao cho các bộ phận riênglẻ đảm nhận.

Lý thuyết về sự trao đổi lắp lẫn giữa các chi tiết bộ phận của Eli Whitney năm 1790 ra đờiđã tạo điều kiện và khả năng lắp lẫn giữa các chi tiết bộ phận được làm ở những nơi khác nhaugóp phần to lớn trong nâng cao năng lực sản xuất của xã hội, hình thành sự phân công hiệp tácgiữa các doanh nghiệp. Các hình thức tổ chức doanh nghiệp mới xuất hiện. Những đặc điểm đó đãtác động đến hình thành quan niệm quản trị sản xuất chủ yếu là tổ chức điều hành các hoạt độngtác nghiệp trong doanh nghiệp. Nhiệm vụ cơ bản của tổ chức sản xuất trong giai đoạn này là tổchức, điều hành sản xuất sao cho sản xuất ra càng nhiều sản phẩm càng tốt vì cung còn thấp hơncầu rất nhiều. Vì vậy, trong giai đoạn này các doanh nghiệp có quy mô tăng lên nhanh chóng.

Tiếp đó, một bước ngoặt cơ bản trong tổ chức hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp làsự ra đời của học thuyết “Quản lý lao động khoa học” của Taylor công bố năm 1911. Quá trìnhlao động được hợp lý hoá thông qua việc quan sát, ghi chép, đánh giá, phân tích và cải tiến cácphương pháp làm việc. Công việc được phân chia nhỏ thành những bước đơn giản giao cho mộtcá nhân thực hiện. Để tổ chức sản xuất không chỉ còn đơn thuần là tổ chức điều hành công việcmà trước tiên phải hoạch định, hướng dẫn và phân giao công việc một cách hợp lý nhất. Nhờ phâncông chuyên môn hoá và quá trình chuyển đổi trong quản trị sản xuất đã đưa năng suất lao độngtrong giai đoạn này tăng lên nhanh chóng. Khối lượng sản phẩm do các doanh nghiệp sản xuấtngày càng lớn, thị trường lúc này cung đã dần dần đến điểm cân bằng với cầu về nhiều loại sảnphẩm, buộc các doanh nghiệp phải tính toán cân nhắc thận trọng hơn trong quản trị sản xuất. Đặctrưng cơ bản của quản trị sản xuất trong thời kỳ này là sản xuất tối đa, dự trữ hợp lý bán thànhphẩm tại nơi làm việc và quản lý thủ công.

Xem thêm: Phối Đồ Đẹp Cho Nữ Trong Mọi Hoàn Cảnh, 5 Kiểu Cơ Thể Phụ Nữ

Những năm đầu thế kỷ XX học thuyết quản lý khoa học của Taylor được áp dụng triệt để vàrộng rãi trong các doanh nghiệp. Con người và hoạt động của họ trong công việc được xem xét dưới”kính hiển vi” nhằm loại bỏ những thao tác thừa, lãng phí thời gian và sức lực. Người lao động đượcđào tạo, hướng dẫn công việc một cách cặn kẽ để có thể thực hiện tốt nhất các công việc của mình.

Việc khai thác triệt để những mặt tích cực của lý thuyết Taylor làm cho năng suất tăng lên rất nhanh.

Nhiều sản phẩm công nghiệp có xu hướng: khả năng cung vượt cầu. Hàng hoá ngày càng nhiều trênthị trường, tính chất cạnh tranh trở nên gay gắt hơn. Các doanh nghiệp có khả năng sản xuất khốilượng sản phẩm lớn và bắt đầu phải quan tâm nhiều hơn tới hoạt động bán hàng.

Quản trị sản xuất lúc này có nội dung rộng hơn bao gồm các chức năng hoạch định, lựachọn và đào tạo hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra toàn bộ quá trình sản xuất của doanh nghiệp vớimục tiêu chủ yếu là tăng khối lượng sản phẩm sản xuất một cách hợp lý, đồng thời với nâng caohiệu quả của quá trình sản xuất trong các doanh nghiệp.

Vào những năm 30 của thế kỷ XX, lý luận của Taylor đã bộc lộ những nhược điểm, mứcphát huy tác dụng đã ở giới hạn tối đa. Để nâng cao năng suất lao động, tăng sản lượng sản xuất,chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, bắt đầu xuất hiện những lý luận mới được áp dụng trong quảntrị sản xuất. Con người không còn chỉ được xem xét ở khía cạnh kỹ thuật đơn thuần như một bộphận kéo dài của máy móc thiết bị như trong học thuyết quản lý lao động khoa học của Taylor đãđề cập mà bắt đầu nhận thấy con người là một thực thể sáng tạo có nhu cầu tâm lý, tình cảm vàcần phải thoả mãn những nhu cầu đó. Những khía cạnh xã hội, tâm sinh lý, hành vi của người laođộng được đề cập nghiên cứu và đáp ứng ngày càng nhiều nhằm khai thác khả năng vô tận củacon người trong nâng cao năng suất. Lý luận của Maslow về các bậc thang nhu cầu của con người,học thuyết của Elton Mayo 1930 về động viên khuyến khích người lao động cùng với hàng loạtcác lý thuyết về hành vi và các mô hình toán học xuất hiện đưa quản trị sản xuất chuyển sang mộtgiai đoạn mới phát triển cao hơn, với những nội dung cần quan tâm rộng lớn hơn.

Xem thêm: Asm Trong Kinh Doanh Là Gì ? Những Kỹ Năng Chính Cần Có Để Trở Thành Một Asm

Sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ, tính cạnh tranh ngày càng tăng buộc cácdoanh nghiệp tăng cường hoàn thiện quản trị sản xuất. Quản trị sản xuất tập trung vào phấn đấugiảm chi phí về tài chính, vật chất và thời gian, tăng chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho ngườitiêu dùng,… Nhiệm vụ, chức năng của quản trị sản xuất được mở rộng ra bao trùm nhiều lĩnh vựckhác nhau từ nghiên cứu nhu cầu thị trường, thiết kế sản phẩm, thiết kế hệ thống sản xuất tới hoạchđịnh, tổ chức thực hiện và kiểm tra kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất của doanh nghiệp.

Chuyên mục: Tài chính – Kinh doanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *