Kyt là gì

1.Phương pháp thực hiện cuộc vận động xoá bỏ tai nạn

*

Để thực hiện lý tưởng tôn trọng con người của cuộc vận động xoá bỏ tai nạn, những phương pháp cụ thể triển khai tại nơi làm việc là các phương pháp phòng ngừa về an toàn như huấn luyện lường trước nguy hiểm hay chỉ tay gọi tên v.v… Ngoài ra, hoạt động đồng bộ kết hợp những phương pháp này được gọi là hoạt động lường trước nguy hiểm.

Bạn đang xem: Kyt là gì

Huấn luyện lường trước nguy hiểm

*KYT (K: kiken (nguy hiểm) Y: yochi (lường trước) T: training (Huấn luyện))

Sử dụng tờ minh hoạ tình hình nơi làm việc hay công việc hoặc dùng hiện vật trên thực tế, yêu cầu làm trực tiếp hay yêu cầu quan sát làm mẫu rồi cùng trao đổi, cùng suy nghĩ, cùng giải thích trong các nhóm nhỏ tại nơi làm việc (hoặc tự đặt câu hỏi và tự trả lời) về những “yếu tố nguy hiểm” tiềm ẩn trong thực tế nơi làm việc hay công việc (tình hình không an toàn, hành động không an toàn có khả năng trở thành nguyên nhân gây ra tai nạn hay sự cố lao động) cũng như “hiện tượng” (loại sự cố) mà những yếu tố đó có thể gây ra, từ đó quyết định điểm nguy hiểm và mục tiêu hành động rồi luyện tập đảm bảo an toàn bằng cách kiểm tra trước khi thao tác như thực hiện chỉ tay đồng thanh hay chỉ tay gọi tên.

Trong luyện tập lường trước nguy hiểm có luyện tập STK chỉ thị công việc, lường trước nguy hiểm đơn lẻ KY, lường trước nguy hiểm bằng câu hỏi ở cấp người chỉ đạo KY, lường trước nguy hiểm một điểm KY, SKYT ở cấp tổ, KYT một người, phiếu KYT tự hỏi đáp, phương pháp 4 vòng 1 người ở cấp cá nhân KYT giao thông, KYT họp, KYT ví dụ tai nạn v.v…dựa trên phương pháp 4 vòng cơ sở KYT và hội ý ngắn.

*STK (S: sagyo (công việc), T: team (nhóm), K: kiken yochi (lường trước nguy hiểm))*SKYT (Short Time (ngắn hạn) KYT)

Phương pháp 4 vòng cơ sở KYT là nền tảng cho các phương pháp này, là tiến hành giải quyết vấn đề từng bước theo 4 vòng dựa trên việc trao đổi thẳng thắn giữa các thành viên về “nguy hiểm tiềm ẩn” trong tình hình nơi làm việc và công việc được thể hiện trong tranh minh hoạ.

Vòng 1 (nắm bắt tình hình) Có nguy hiểm gì tiềm ẩn?Vòng 2 (truy tìm bản chất) Đây là điểm nguy hiểm.Vòng 3 (thiết lập giải pháp) Nếu là bạn thì bạn sẽ làm gì?Vòng 4 (xác định mục tiêu) Đây là điểm nguy hiểm.

KYT là phương pháp thông qua trao đổi tăng sự nhạy bén trong nhận biết nguy hiểm, chia sẻ thông tin về nguy hiểm và giải quyết nguy hiểm để qua đó nâng cao năng lực giải quyết vấn đề, nâng cao tính tập trung bằng việc thực hiện chỉ tay gọi tên tại từng điểm nút trong công việc, tăng cường nhiệt tình đối với sự thực hiện hợp tác ăn ý.

Chỉ tay gọi tên

Để thao tác an toàn, không nhầm lẫn, tại từng điểm nút trong thao tác, việc chỉ tay thẳng vào đối tượng thao tác và đọc rõ tên đối tượng “…… OK” để kiểm tra được gọi là “chỉ tay gọi tên”.

Chỉ tay gọi tên là biện pháp giúp lên dây cót về ý thức, đưa về tình trạng tỉnh táo rõ ràng, nâng cao tính chính xác và tính an toàn của thao tác. Hoạt động này chỉ khi được triển khai trên toàn cơ sở với sự tham gia của toàn thể nhân viên để đảm bảo an toàn dựa trên lý tưởng tôn trọng con người mới có thể thành nếp lâu bền.

*
*
*

Theo kết quả thí nghiệm kiểm định hiệu quả của chỉ tay gọi tên do Viện nghiên cứu tổng hợp đường sắt(Tập đoàn tài chính) thực hiện năm 1994, khi so với trường hợp hoàn toàn không thực hiện thì trường hợp thực hiện chỉ tay gọi tên cho tỷ lệ phát sinh lỗi trong công việc chỉ bằng không quá 1/6.

Chỉ tay đồng thanh

Chỉ tay gọi tên trên nguyên tắc do một người làm nhưng khi nhiều người cùng làm thì được gọi là “chỉ tay đồng thanh”. Đây là phương thức mọi người cùng chỉ vào đối tượng, đồng thanh để kiểm tra để qua đó thống nhất quyết tâm đối với mục tiêu, nâng cao ý thức đồng đội trong tổ.

Khi thực hiện chỉ tay đồng thanh, có cả cách thức “touch and call” (kiểu chạm tay, kiểu xếp tay, kiểu nối vòng) thực hiện với sự tiếp xúc cơ thể của mọi người.

Các phương pháp thực hiện khácLường trước nguy hiểm sức khoẻ(KY ), luyện tập nghe chủ động, phương pháp im lặng suy nghĩ 1 phút, khí công (bài tập thể dục dưỡng sinh dân gian của Trung Quốc với 8 tư thế làm cho cơ thể khoẻ mạnh).Phương pháp 4 vòng giải quyết vấn đề, họp kinh nghiệm nguy cơ sự cố, KYT kinh nghiệm nguy cơ sự côHoạt động nhóm để áp dụng triệt để vào dây chuyền.

ページの先頭へ
2.Để phòng tránh sai sót của ngườiNhững sai sót của người như thao tác sai, đánh giá sai, làm việc sai v.v… phát sinh từ đặc tính con người thường trở thành nguyên nhân gây sự cố hay tai nạn lao động. Phần lớn những sai sót này được cho là liên quan đến yếu tố tâm lý của con người. Khi tìm hiểu cơ cấu phát sinh tai nạn lao động thì sự cố xảy ra do tình trạng bất ổn định hay nói cách khác là sai sót do thiết bị máy móc và phương pháp thao tác chỉ chiếm 80% tổng số tai nạn, cho thấy luôn tồn tại vấn đề sai sót của người. Thao tác không ổn định cũng gồm những lỗi có lý do là tay nghề chưa thành thục nhưng chủ yếu là sai sót của người, chiếm tới 90% tổng số lỗi loại này.

Những hành vi đặc thù của con người như nhầm lẫn (ngộ nhận), bất cẩn được gọi là “đặc tính con người” và lỗi phát sinh do đặc tính con người được gọi là “sai sót của người”.

*

Để giải quyết sự cố do sai sót của người

Giải pháp phần cứng (về mặt đồ vật)

Để ngăn ngừa sự cố do sai sót của người, quan trọng là trước hết phải thực hiện các biện pháp an toàn vệ sinh về phương diện đồ vật (thiết bị, máy móc, môi trường, nguyên liệu v.v…)

Giải pháp phần mềm (về mặt con người ´ đồ vật)

Đồng thời với giải pháp phần cứng, từ quan điểm con người, máy móc, hệ thống, cần xem xét điều chỉnh quan hệ giữa người và vật, giữa người và công việc.

Giải pháp tinh thần

Cùng với quản lý an toàn vệ sinh phần cứng và phần mềm, việc thực hiện một cách đồng bộ các hoạt động lường trước nguy hiểm như vận động xoá bỏ tai nạn, luyện tậm lường trước nguy hiểm(KYT ), chỉ tay gọi tên v.v… như những giải pháp tinh thần là rất hiệu quả.

ページの先頭へ
3.Vận động xoá bỏ tai nạnHiệp hội ngăn ngừa tai nạn lao động trung ương (Japan Industrial Safety & Health Association (JISHA)) được thành lập vào năm 1964 trong thời kỳ kinh tế phát triển nhanh dựa trên Luật tổ chức ngăn ngừa tai nạn lao động nhằm mục đích hỗ trợ các hoạt động ngăn ngừa tai nạn lao động của các doanh nghiệp và đã trải qua lịch sử tồn tại trên 40 năm.

Xem thêm: Sử Dụng Facebook Với Tư Cách Là Trang, Cách Comment Bằng Fanpage Facebook

Kể từ khi thành lập, Hiệp hội đã có nhiều loại hình hoạt động liên quan tới ngăn ngừa tai nạn lao động. Vận động toàn thể nhân viên tham gia xoá bỏ tai nạn (gọi tắt là vận động xoá bỏ tai nạn) là hoạt động được bắt đầu vào năm 1973 với sự hậu thuẫn của Bộ Lao động cũ, khoảng 10 năm sau khi thành lập Hiệp hội. Hoạt động này là hoạt động vận động mới trong các hoạt động ngăn ngừa tai nạn lao động, được hệ thống hoá dựa trên ý tưởng của cuộc vận động “Zero in on safety” (tập trung vào an toàn) được thực hiện bởi Hội đồng an toàn toàn liên bang tại Mỹ trong thời kỳ này, sau khi đã tham khảo các phương pháp quản lý chất lượng.

4.Định nghĩa cuộc vận động toàn thể nhân viên tham gia xoá bỏ tai nạn

*

Là cuộc vận động nhằm giải quyết nguy hiểm và các vấn đề tại nơi làm việc với sự tham gia của tất cả mọi người, tạo nên không khí làm việc khoẻ khoắn, vui vẻ dựa trên sự coi trọng mỗi con người từ lập trường của người lao động với lý tưởng cơ bản là tôn trọng con người “mỗi người là một thực thể không thể thay thế”, kiên quyết không cho phép xảy ra tai nạn lao động, thực hiện các biện pháp phòng ngừa về an toàn và sức khoẻ với mục tiêu tuyệt đối không có tai nạn, không có bệnh tật.

5.Gốc rễ của cuộc vận động xoá bỏ tai nạn

Mỗi con người với giá trị không thể thay thế là một con người với nhân cách riêng, không có ai lại đương nhiên phải chịu tai nạn, chịu hy sinh. Để không cho phép tai nạn với bất cứ ai tại nơi làm việc, hoạt động toàn thể nhân viên chăm lo an toàn và sức khoẻ là linh hồn, là gốc rễ của cuộc vận động.

Cuộc vận động xoá bỏ tai nạn không coi “lý tưởng” tôn trọng con người chỉ đơn thuần là lý tưởng tinh thần. Đó còn là “phương pháp” thực thi và triển khai lý tưởng đó một cách cụ thể, là “thực hành” vận dụng phương pháp đó trong thực tế. Trước hết phải có lý tưởng là trái tim, rồi thông qua phương pháp hữu hiệu mà máu được bơm đến “thực hành”. Vận động xoá bỏ tai nạn gồm ba yếu tố thống nhất là lý tưởng, phương pháp và thực hành. Thiếu một yếu tố nào trong ba yếu tố này đều không hình thành nên cuộc vận động.

6.Ba nguyên tắc cơ bản của cuộc vận động xoá bỏ tai nạn

Cuộc vận động xoá bỏ tai nạn dựa trên 3 nguyên tắc là “xoá bỏ”, “phòng ngừa”, “tham gia”.

Đây là 3 nguyên tắc lý tưởng cơ bản.

Nguyên tắc xoá bỏ

“Xoá bỏ” ở đây không có nghĩa đơn thuần là chỉ cần không có tai nạn chết người, tai nạn ngừng việc là đủ mà phải xoá tận gốc toàn bộ các loại tai nạn bao gồm từ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đến tai nạn giao thông bằng việc phát hiện, nắm bắt, giải quyết không chỉ nguy hiểm tiềm ẩn trong công việc hay nơi làm việc mà tất cả những yếu tố nguy hiểm (vấn đề) tiềm ẩn trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi người.

Nguyên tắc phòng ngừa

“Phòng ngừa” là phát hiện, nắm bắt, giải quyết không chỉ nguy hiểm tiềm ẩn trong công việc hay nơi làm việc mà tất cả những yếu tố nguy hiểm (vấn đề) tiềm ẩn trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi người để đề phòng và ngăn ngừa phát sinh sự cố, tai nạn, nhằm đạt mục đích cuối cùng là không có tai nạn, không có bệnh tật và hơn nữa là tạo nên không khí làm việc khoẻ khoắn, vui vẻ.

Nguyên tắc tham gia

“Tham gia” là việc toàn thể lãnh đạo, cán bộ quản lý, nhân viên, người lao động cùng nhất trí đồng lòng thực hành hoạt động giải quyết vấn đề một cách tự chủ tự giác từ vị trí và lập trường của mỗi người, nhằm phát hiện, nắm bắt, giải quyết những nguy hiểm tiềm ẩn trong công việc hay nơi làm việc.

7.Ba trụ cột xúc tiến vận động xoá bỏ tai nạn

Trong xúc tiến vận động xoá bỏ tai nạn thì về cơ bản có 3 trụ cột quan trọng là “nhận thức của lãnh đạo”, “triệt để dây chuyền hoá”, “khơi dậy hoạt động tự chủ tại nơi làm việc”. Ba trụ cột này có quan hệ tương hỗ lẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau đẩy nhanh vận động xoá bỏ tai nạn.

Nhận thức của lãnh đạo

An toàn và vệ sinh trước hết phải bắt đầu từ thái động nghiêm túc của lãnh đạo đối với việc không có tai nạn, không có bệnh tật. Vận động bắt đầu từ quyết tâm tôn trọng con người của lãnh đạo, từ suy nghĩ “mỗi nhân viên đều quan trọng”, “không để bất cứ ai bị tai nạn”. Khi ý thức của lãnh đạo thay đổi thì tất cả sẽ thay đổi. Sự thay đổi cách nghĩ để hướng tới xoá bỏ tai nạn phải được bắt nguồn từ lãnh đạo.

Triệt để dây chuyền hoá

Để xúc tiến thực hiện an toàn vệ sinh thì không thể thiếu việc cán bộ quản lý (dây chuyền) năng nổ tích cực lồng ghép an toàn vệ sinh vào trong công việc. Hoạt động này được gọi là dây chuyền hoá của an toàn vệ sinh. Việc triệt để quản lý an toàn vệ sinh bằng dây chuyền này là trụ cột thứ hai.

Khơi dậy hoạt động tự chủ tại nơi làm việc

Phần lớn tai nạn lao động đi kèm với sai sót của người. Cần để cho mỗi người lao động khắc sâu vào gan ruột rằng đây là lỗi không thể đổ cho trách nhiệm của ai khác. Việc nhận thức rõ ràng rằng mình là một người không thể thiếu đối với người thân và gia đình, từ đó coi an toàn và sức khoẻ là vấn đề của bản thân và của các đồng nghiệp là bước khởi đầu của hoạt động xoá bỏ tai nạn theo nhóm nhỏ.

Nếu mỗi cá nhân không quyết tâm “nhất định không gây tai nạn”, “nhất định không để bạn bè đồng nghiệp bị tai nạn” và tất cả không cùng thực hiện những hoạt động thực tiễn thì không thể đảm bảo an toàn tại nơi làm việc.

8.Vận hành thống nhất hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động và vận động xoá bỏ tai nạn

Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động trong đó lãnh đạo vạch ra đường lối an toàn vệ sinh rồi lập kế hoạch an toàn vệ sinh để đạt mục tiêu an toàn vệ sinh, làm rõ vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của các cấp quản lý dây chuyền rồi để mỗi người với cương vị của mình quay vòng PDCA (Plan・Do・Check・Act), xác định và loại trừ hoặc hạn chế những yếu tố nguy hiểm hay có hại là phương pháp hữu hiệu để cụ thể hoá ba trụ cột “nhận thức của lãnh đạo”, “triệt để dây chuyền hoá”, “khơi dậy hoạt động tự chủ tại nơi làm việc” của vận động xoá bỏ tai nạn.

Xem thêm: Cách Vẽ Tóc Chibi Bằng Bút Chì Siêu Đơn Giản Ai Cũng Có Thể Làm Được

Hệ thống cũng là do con người điều hành. Phát huy được đầy đủ chức năng của nó là nhiệt tình, quyết tâm của con người mà ở đây là lãnh đạo, cán bộ, cơ sở. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động bằng việc được vận hành thống nhất cùng với vận động xoá bỏ tai nạn nhằm xây dựng không khí làm việc, xây dựng con người được thực hiện với quyết tâm và nhiệt tình như vậy sẽ phát huy được hiệu quả hơn nữa và góp phần phòng ngừa tai nạn lao động.

Chuyên mục: Công Nghệ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *