Muốn kinh doanh thành công doanh nghiệp cần làm gì

Không ai trên đời sinh ra đã biết tất cả, kinh doanh cũng vậy. Bạn muốn kinh doanh, buôn bán làm giàu thì ban đầu các bạn đề phải học hỏi, tìm tòi. Dưới đây là những hướng dẫn về cách kinh doanh nhỏ giúp bạn nhanh chóng bắt đầu công việc kinh doanh của mình.

Bạn đang xem: Muốn kinh doanh thành công doanh nghiệp cần làm gì

*

Hãy bắt đầu với 6 bước cơ bản sau đây để học cách kinh doanh nhỏ thành công.

1. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU

Nguyên tắc đầu tiên để bắt đầu học cách kinh doanh nhỏ là xác định một mục tiêu lớn hơn thực tế. Việc có một mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn luôn vượt qua khó khăn và đạt mục tiêu của mình.

Mọi ý tưởng, kế hoạch sau đó đều dựa trên cơ sở của mục tiêu bạn đã xác định cho doanh nghiệp của mình. Hãy nhớ mục tiêu càng rõ ràng, cụ thể thì khả năng thành công của doanh nghiệp bạn càng cao.

2. ĐẦU TƯ KIẾN THỨC KINH DOANH

Hành trình giàu có là một sự lựa chọn. Vì vậy, hãy lựa chọn được giàu có vào mỗi ngày. Hãy đầu tư vào việc học cách kinh doanh nhỏ trước khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh.

Bạn có biết những người thành công họ làm gì khi khởi nghiệp không? Nếu phải làm việc họ không làm việc để kiếm tiền, mà họ sẽ nhắm đến những công việc giúp họ học hỏi những kỹ năng cơ bản về kiến thức kinh doanh như: kế toán đầu tư, tiếp thị, những hiểu biết về luật kinh doanh, đầu tư. Ngoài ra, những kỹ năng quản lý tài chính để thành công cũng được chú trọng: quản lý vòng quay tiền mặt, quản lý hệ thống, quản lý nhân sự.

Đầu tư cho kiến thức kinh doanh, học cách kinh doanh nhỏ cũng là một trong những nguyên tắc quan trọng để xây dựng nền tảng cho một doanh nghiệp startup. Đặc biệt là kiến thức về tài chính, quản lý, điều hành của chủ doanh nghiệp có yếu tố quyết định thành công hàng đầu.

3. MỘT BẢN KẾ HOẠCH KINH DOANH HOÀN HẢO

Bước tiếp theo để đảm bảo cho bạn khởi nghiệp kinh doanh, học cách kinh doanh nhỏ thành công là hãy lên một bản kế hoạch chi tiết và hoàn hảo để hiện thực hóa mục tiêu, mục đích kinh doanh của mình.

Nếu bạn có ý định bắt đầu kinh doanh thì hãy lường trước tất cả những gì mà doanh nghiệp mình cần có. Số vốn bạn cần để bắt đầu là bao nhiêu? bạn có thể tìm kiếm nhà đầu tư từ những nguồn nào? Bạn nên chọn địa điểm công ty ở đâu thì hợp lý với số vốn mình có? Nhân lực bạn cần để phục vụ công việc kinh doanh cần bao nhiêu người…. Còn vô vàn yếu tố bạn cần rõ ràng và cụ thể trong bản kế hoạch kinh doanh của mình.

4. XÂY DỰNG CÁC NGUỒN LỰC CẦN THIẾT

Để khởi động doanh nghiệp mới của mình tiến vào thị trường khổng lồ ngoài kia thì khâu chuẩn bị của bạn phải thật hoàn hảo. Dù bạn có kiến thức, học cách kinh doanh nhỏ đã lâu, hiểu biết về thị trường nhưng nếu không có đủ nguồn lực thì cũng không thể nào phát triển được.

Các nguồn lực cơ bản mà doanh nghiệp nào cũng cần phải có là: vốn, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực. Một nguồn lực quan trọng có thể bổ sung thêm chính là năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo. Hãy chú trọng xây dựng và các nguồn lực này thật chu đáo, sau đó chỉ là việc đưa doanh nghiệp của bạn tiến lên.

5. LỰA CHỌN HÌNH THỨC KINH DOANH PHÙ HỢP

Một bước nữa học cách kinh doanh nhỏ, quyết định thành công khi khởi nghiệp kinh doanh là lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp. Thị trường hiện tại với đa dạng các hình thức kinh doanh tạo cơ hội cho bạn thoải mái lựa chọn phương thức kinh doanh. Tuy nhiên, để lựa chọn được hình thức kinh doanh phù hợp với mục tiêu kinh doanh cũng như số vốn cơ bản của công ty không phải là điều dễ dàng.

Vì vậy, bạn cần xác định rõ mục tiêu kinh doanh, sản phẩm, số vốn và xu hướng của thị trường hiện tại trước khi quyết định lựa chọn hình thức kinh doanh.

6. PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU

Phát triển thương hiệu sản phẩm của bạn là việc cần làm ngay lập tức sau khi đã có kế hoạch kinh doanh. Trong bản kế hoạch kinh doanh của bạn không thể thiếu được chiến lược phát triển thương hiệu cho sản phẩm.

Một chiến dịch marketing thương hiệu sẽ giúp hình ảnh của công ty và sản phẩm của bạn nhanh chóng tiếp cận khách hàng mục tiêu.

Xem thêm: Tiểu Sử Nghệ Sĩ Hồng Vân Bao Nhiêu Tuổi Chênh Lệch, Chồng Cũ Hồng Vân Là Ai

Trên đây chỉ là một vài gợi ý giúp bạn trong quá trình học cách kinh doanh nhỏ thành công. Con đường khởi nghiệp, phát triển và duy trì hoạt động kinh doanh là cả một chặng đường dài và nhiều thử thách. Để thành công doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị tốt về các nguồn lực, tính toán trước các trường hợp rủi ro theo biến động của thị trường và có chiến lược phát triển dài hạn…

Ngoài ra, bước đầu kinh doanh nhỏ bạn cũng cần tránh những lỗi nghiêm trọng thường gặp do tâm lý chủ quan dưới đây.

1. SAI LẦM ĐẦU TIÊN: LUÔN NGHĨ RẰNG CẦN RẤT NHIỀU VỐN MỚI KINH DOANH ĐƯỢC.

Suy nghĩ này sẽ khiến bạn không bao giờ chính thức làm một cái gì hết, “không có tiền làm sao tôi kinh doanh được”, suy nghĩ này không sai, nhưng cũng không phải là rào cản nhất định khiến bạn phải dừng ý định kinh doanh nhỏ của mình. Vì vậy nếu bạn đang có ý định kinh doanh nhưng chưa dám bắt tay vào việc kinh doanh thì hãy học cách kinh doanh nhỏ ngay từ bây giờ bạn nhé!

Bản chất của kinh doanh nhỏ có thể chia làm hai loại: loại nhạy cảm với vốn (nghĩa là cần nhiều vốn ngay từ ban đầu, vốn trực tiếp), loại ít nhạy cảm với vốn (ít phải bỏ tiền trực tiếp). Có nghĩa là có những loại hình kinh doanh bạn không cần quá nhiều vốn mà chủ yếu cần ý tưởng và thời gian (môi giới, đại lý, quảng bá sản phẩm…) hoặc chỉ cần một số vốn rất ít.

Cái bạn cần để học cách kinh doanh nhỏ là một ý tưởng tốt và một bản kế hoạch cụ thể rõ ràng có tính dự báo. Không có hai yếu tố trên, thì dù có nhiều vốn bạn cũng sẽ phá sản rất nhanh. Thị trường không quan tâm bạn bỏ ra bao nhiêu tiền, chỉ cần biết bạn cung cấp đúng mặt hàng hay không mà thôi.

2. CHẦN CHỪ VÀ KHÔNG KIÊN TRÌ.

Bắt đầu kinh doanh muộn sẽ khiến bạn mất rất nhiều thứ. Đã bao nhiêu lần bạn nảy ra một ý tưởng kinh doanh nhưng không dám làm vì lo sợ, để rồi sau đó thấy những cơ sở kinh doanh như thế bỗng phất lên? Cảm giác rất nuồi tiếc đúng không. Hơn nữa, bắt đầu kinh doanh càng sớm bạn càng có thị phần và thời gian xây dựng thương hiệu lâu bền hơn. Học cách kinh doanh nhỏ không có nghĩa là bạn được phép làm nó muộn, bởi nhu cầu thị trường không chờ đợi ai cả.

Và bạn cần kiên trì, nghĩa là quyết tâm của bạn cũng cần đủ lớn. Học cách kinh doanh nhỏ cũng giống như học cách kinh doanh lớn, hay làm bất kỳ việc gì. Không kiên trì, bạn sẽ gục ngã trước rủi ro và khó khăn. Trong kinh doanh, những thứ như vậy không bao giờ thiếu.

3. XÁC ĐỊNH NHẦM PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG HOẶC KHÔNG TẬP TRUNG VÀO KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG.

Muốn hạn chế điều này bạn buộc phải tăng cường điều tra và thu thập thông tin ngoài thực tế dựa trên nhu cầu thị trường. Xác định không chính xác đối tượng mình cần nhắm tới, sẽ khiến mọi kế hoạch kinh doanh, pr, tiếp thị của bạn đi sai đường và không thu được kết quả nào. Học cách kinh doanh nhỏ cũng cần phải có tầm nhìn về thị trường và nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng.

Hãy tập trung vào những khách hàng sẽ quay lại hay hỏi bạn “đã có hàng mới chưa?”, hãy tỏ ra trung thành và ưu tiên nhóm khách này hơn.

4. KHÔNG TẬP TRUNG

Bạn ôm đồm quá nhiều thứ, quá nhiều ý tưởng để làm. Bạn nghĩ là bạn có thể làm được, điều này hoàn toàn đúng về mặt lý thuyết, nhưng trên thực tế, với sức khở và 24 giờ như bao người, thật sự số lượng công việc bạn làm được là có giới hạn. Bạn có thể ép bản thân mình trong thời gian đầu, nhưng về lâu dài chắc chắn không phải điều khả thi. Hơn nữa, mặc dù là học cách kinh doanh nhỏ, nhưng sự ôm đồm quá nhiều của bạn cũng khiến bạn không còn sự “chuyên nghiệp” trong mắt khách hàng.

5. QUÁ TẬP TRUNG

Tức là bạn kinh doanh quá ít mảng. Điều này thực chất cũng không hề tốt. Ví dụ khi bạn chỉ chuyên tâm kinh doanh trên một phân khúc khách hàng, sẽ không thể phòng ngừa rủi ro cho bạn khi xảy ra biến động ở nhóm khách hàng này. Hoặc chỉ kinh doanh độc nhất một mặt hàng mà không có các sản phẩm bổ trợ hoặc sự so sánh, cũng tăng tính rủi ro trong kinh doanh lên khá cao. Chuyên nghiệp hóa không có nghĩa là chỉ kinh doanh duy nhất một món hàng, mà kinh doanh trong một mảng.

6. KHÔNG TẬP TRUNG VÀO DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG

Bạn biết đấy, dù là học cách kinh doanh nhỏ, nhưng không có nghĩa là bạn không coi khách hàng ra gì. Có thể mỗi món hàng bạn bán mang lại lợi nhuận cho bạn không cao, hay một lần bán sẽ không được nhiều. Nhưng mỗi người khách đều là một thị trường và là chính tương lai sau này của khởi nghiệp của bạn.

Xem thêm: Cách Kinh Doanh Chăn Ga Gối Đệm !, Kinh Doanh Chăn Ga Gối Đệm CầN Bao Nhiêu VốN

7. BẠN NGẠI LÀM NHỮNG VIỆC NHỎ

Bạn chỉ muốn ngay lập tức thực hiện những “ý tưởng lớn lao” hoành tráng mà ngại làm những việc nhỏ. Thật ra khi khởi sự, chúng ta đều rất hạn chế về kinh nghiệm, nguồn vốn, nhân lực, học cách kinh doanh nhỏ…nên việc bắt đầu với những dự án kinh doanh lớn là rất khó và xác suất thất bại tương đối cao.

Bạn có thể tham khảo một số ý tưởng kinh doanh nhỏ sau, nếu thấy phù hợp bạn cũng có thể bắt đầu luôn:

NUÔI TRỒNG HOA VÀ CÂY CẢNH DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎELIÊN KẾT HỢP TÁC MỞ CỬA HÀNG THỜI TRANGHÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ LÀM TỪ HOA TƯƠIKINH DOANH ĐỒ CHƠI MỚI LẠDỊCH VỤ CHĂM SÓC NGƯỜI GIÀĐẠI LÝ MỸ PHẨMKINH DOANH SẢN PHẨM THIẾT BỊ Y DƯỢC DÀNH CHO NGƯỜI GIÀTÚI NHỰA TIỆN ÍCHTHIẾT KẾ XÂY DỰNG NHÀ Ở NÔNG THÔNCỬA HÀNG ĐỒ LƯU NIỆM MANG CÁ TÍNH RIÊNGLÀM GỐM, ĐẤT NẶNSẢN PHẨM TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNGCỬA HÀNG SỬA CHỮA XE MÁYTHU MUA MÁY TÍNHCỬA HÀNG BÁN BÚP BÊ ĐỒ CHƠI MÔ PHỎNG NGƯỜI THẬTDÁN XE KỸ THUẬT SỐPHÒNG TẬP YOGA

Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn phần nào trong việc củng cố những kế hoạch của bản thân và có cái nhìn thực tế hơn với việc học cách kinh doanh nhỏ. Nhỏ không có nghĩa là được phép coi nhẹ những điều căn bản bạn nhé!

Chuyên mục: Kinh Doanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *