Bệnh giang mai là bệnh gì

Báo cáo vừa công bố vào tháng 6/2020 của WHO cho thấy, chỉ trong vòng một năm, cả thế giới ước tính có thêm 6,3 triệu ca giang mai, tăng lên hơn 70 triệu tổng số ca trên toàn cầu. WHO cho rằng các căn bệnh lây lan qua đường tình dục như giang mai đang là mối đe dọa sức khỏe dai dẳng trên thế giới.

Bạn đang xem: Bệnh giang mai là bệnh gì

Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai (Syphilis) làcăn bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm chỉ đứng sau HIV/ AIDS, bệnh giang maicó thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe nếu không được chữa trị.

-Bệnh giang mai được chia thành nhiều giai đoạn (giai đoạn nguyên phát, giai đoạn thứ phát, giai đoạn âm ỉ và giai đoạn tam phát). Có nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau ở từng giai đoạn.

*

-Bệnh do một loại vi khuẩn có tên là xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) gây nên. Xoắn khuẩn giang mai có hình lò xo, có từ6 đến 14 vòng xoắn. Sức đề kháng của xoắn khuẩn này rất yếu, ở nhiệt độ phòng từ 20 đến 30 độ C, xoắn khuẩn sẽ chết. Trong nước đá, nó vẫn giữ được tính di động rất lâu, ở nhiệt độ 45 độ C nó sẽ bị chết sau 30 phút. Các chất sát khuẩn, xà phòng có thể diệt được xoắn khuẩn này trong vài phút.

Bệnh giang mai lây như thế nào?

Xoắn khuẩn giang mai có trong máu, dịch âm đạo của cả namlẫnnữ và lây truyền thông qua đường tình dục không có biện pháp bảo vệ an toàn, khi tiếp xúc trực tiếp với vết loét giang mai trong lúc quan hệ tình dục qua âm đạo, hậu môn hay bằng đường miệng. Vết loét có thể xuất hiện quanh dương vật, âm đạo, hậu môn hoặc trực tràng, môi hoặc miệng. Bất kỳ ai cũng có thể nhiễm xoắn khuẩn giang mai, song do cấu tạo sinh dục dạng mở nên tỷ lệ ở mắc giang mai ởnữ giớicao gấp ba lần so với nam giới, nhiễm trùng ở nữ cũng ítcó triệu chứng nên người nhiễm không ý thức mình đã mắc bệnh.

-Người mẹ bị giang mai có thể lây truyền bệnh sang thai nhi. Bệnh giang mai có thể dẫn đến sinh con nhẹ cân, sinh non hay thai chết lưu… Để bảo vệ bản thân và em bé, người mẹnên làm xét nghiệm bệnh giang mai tối thiểu một lần trong quá trình mang thai.

– Em bé bị nhiễm bệnh có thể được sinh ra mà không có các dấu hiệu hay triệu chứng bị bệnh. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị ngay, em bé có thể bị những vấn đề nghiêm trọng trong vài tuần sau. Những em bé không được chữa trị có thể bị những vấn đề sức khỏe như đục thủy tinh thể, điếc hay động kinh, và có thể tử vong.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giang mai là gì?

Các triệu chứng của bệnh giang mai ở người lớn khác nhau qua từng giai đoạn:

1. Giai đoạn nguyên phát:

– Trong giai đoạn đầu (nguyên phát) của bệnh giang mai, cơ thể sẽ xuất hiệnmộthoặc nhiều vết loét. Vết loétthường cứng, tròn và không đau. Do vết loét không đau nên có thể người bệnh sẽkhông chú ý. Vết loétkéo dài từ 3 đến 6 tuần và có thể tự lành.

*

– Ngay cả khi vết loét đã khỏi, người bệnhvẫn phải tiếp tục điều trị đểngăn chặn bệnh chuyển tiếp sang giai đoạn thứ phát.

2. Giai đoạn thứphát:

– Ở giai đoạn thứ phát, người bệnh có thể bị phát ban da và/hoặc tổn thương vùng màng nhầy niêm mạc. Các tổn thương vùng màng nhầy niêm mạc chính là các vết loét vùng miệng, âm đạo hoặc hậu môn.

– Giai đoạn này thường khởi đầu bằng phát ban tại một hoặc nhiều vùng trên cơ thể. Ban có thể nổi lên khi vết loét nguyên phát đang lành dần hoặc vài tuần sau khi vết loét đã lành. Ban nổi lên trông giống như những đốm gồ ghề, đỏ hay nâu đỏ trên lòng bàn tay và/hoặc dưới bàn chân.

-Ban thường không ngứa và đôi khi khá mờ khiến người bệnhkhông để ý. Những triệu chứng khác có thể bị bao gồm: sốt, sưng tuyến hạch, đau họng, rụng tóc, nhức đầu, sụt cân, đau cơ, và mệt mỏi. Những triệu chứng ởgiai đoạn này có thểtự hết. Nếu không chữa trị đúng cách, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn giang mai âm ỉ và có thể là giang maitam phát.

*

Ban thứ phát do giang mai ở trên lưng.

3. Giai đoạn âm ỉ:

– Giai đoạn âm ỉ của bệnh giang mai là khoảng thời gian bệnh không có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng hữu hình nào. Nếu không được chữa trị, người bệnhcó thể tiếp tục mang bệnh giang mai trong cơ thể nhiều năm mà không có dấu hiệu hay triệu chứng nào.

Xem thêm: Hấp Dẫn Với Cách Làm Muối Sả Ớt Ăn Cùng Cơm Cực Ngon Đơn Giản Dễ Làm

4. Giai đoạn tam phát:

– Phần lớn người bị giang mai không chữa trị kịp thời rất dễ chuyển sanggiai đoạn tam phát, nhiều cơ quan khác nhau trên cơ thể có thể sẽ bị tác động. Có thể kể đến như: tim, tế bào máu, não và hệ thần kinh…. Giang mai tam phát rất nghiêm trọng, biến chứng sẽ xuất hiện trong vòng từ 10 đến 30 năm sau khi bị lây nhiễm. Ở giai đoạn tam phát, bệnh sẽ gây tổn thương các cơ quan trong cơ thểvà có thể dẫn đến tử vong.

*

– Giai đoạn này được chia làm ba hình thức khác nhau là giang mai thần kinh, thị giác, giang mai tim mạchcủ giang mai. Trong đó:

Giang mai thần kinh: gây viêm màng não, thoái hóa não, dẫn đến động kinh, đột quỵ, ảo giác…Các triệu chứng của giang mai thần kinh gồm có:

Đau đầu nặng

Khó phối hợp các cử động cơ

Tê bì và liệt (không thể cử động các bộ phận trên cơ thể);

Mất trí (rối loạn tâm thần).

Giang mai thị giác:gồm các thay đổi về thị giác và thậm chí là bị mù.

Giang mai tim mạch:gây ra phình động mạch chủ;

Củ giang mai: có khả năng làm biến dạng khuôn mặt người bệnh.

Xét nghiệmbệnh giang mai ra sao?

Hiện nay, để phát hiện sớm căn bệnh xã hội nguy hiểm này, có một số xét nghiệm cần được thực hiện như:

Soi kính hiển vi trường tối:

– Đây là xét nghiệm dành cho bệnh nhân giang mai ở giai đoạn đầu. Lúc này xoắn khuẩn giang mai chưa xâm nhập sâu vào máu nên có thể soi được bằng kính hiển vi trường tối. Người bệnh sẽ được lấy mẫu vật để soi dưới kính hiển vi tìm xoắn khuẩn, các mẫu vật có thể là vết loét, dịch âm đạo, dịch niệu đạo…

Treponema pallidumRPR :

– Xét nghiệm RPR là phương pháp nhằm kiểm tra, sàng lọc nguy cơ mắc giang mai. Khi một người bị mắc giang mai, cơ thể sẽ tự sản sinh ra kháng thể chống lại sự phát triển của bệnh, xét nghiệm RPR là phương pháp giúp phát hiện ra kháng thể này.

Treponema pallidumTPHA định tính/Syphillis Quicktest:

– Khi cơ thể bị các loại vi khuẩn hoặc độc tố tấn công, hệ miễn dịch sẽ tự động tạo ra một loại kháng thể đặc hiệu. Xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu này nhằm mục đích kiểm tra xem có sự xuất hiện của kháng thể chống vi khuẩn Treponema Pallidum hay không, qua đó chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh giang mai.

Phòng ngừabệnh giang mai

Phương pháp điều trị giang mai ở giai đoạn sớm chủ yếu là dùng kháng sinh đặc hiệu để kìm hãm sự phát triển của xoắn khuẩn giang mai, người bệnh cần phải tuân thủ liệu trình và phác đồ điều trị của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý ngừng sử dụng thuốc hoặc kết hợp thêm bất kỳ loại thuốc nào khác khi chưa có sự cho phép của bác sĩ,tránh sinh ra trường hợp kháng thuốc của vi khuẩn, khiến vi khuẩn giang mai lây lan nhanh hơn, gây khó khăn cho việc điều trị sau này.

Cách tốt nhất để phòng bệnh giang mai là:

Quan hệ an toàn, sử dụng đúng cácbiện pháp bảo vệ.

Không quan hệ bừa bãi với nhiều đối tượng khi chưa biết rõbệnh sử của đối phương.

Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽnhất là trước và sau khi quan hệ.

Không sử dụng chungcác vật phẩm cá nhânnhư: khăn tắm, bàn chải đánh răng, đồ lót, dao cạo râu…

Không sử dụng chungbơm kim tiêm.

Thực hiện cácxét nghiệm tầm soát bệnh xã hộiđịnh kỳ mỗi 6 tháng, hoặc 3 tháng/ lầnnếu cảm thấy có nguy cơ cao.

Xem thêm: Con Chó Bông Gòn Lông Xù Giá Rẻ, Shop Chó Bông Rẻ Đẹp Nhất Hà Nội

Trung tâm xét nghiệm Y khoa Lifecung cấp gói tư vấn vàxét nghiệm tầm soát bệnh xã hội, hỗ trợ phòng ngừa và tầm soát bệnh, giúp bạn an tâm hơn trong cuộc sống.

Tham khảo thêmgói Xét nghiệm bệnh xã hội:

*

Chuyên mục: Hỏi đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *