Mượn tuổi làm nhà là băn khoăn của nhiều người khi quyết định xây nhà, vì tuổi người làm nhà phải hợp với năm xây nhà mới mang lại may mắn, tài lộc, phú quý cho gia đình. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các bạn những thông tin cần thiết về việc mượn tuổi làm nhà, hướng dẫn mượn tuổi làm nhà đúng cách. 

Mượn tuổi làm nhà thế nào cho đúng? Chi tiết về chuyện mượn tuổi làm nhà PT224077 - Kiến trúc Angcovat

I. Mượn tuổi làm nhà là gì? Có nên mượn tuổi làm nhà?

Việc mượn tuổi làm nhà là khi chủ đầu tư muốn xây nhà nhưng không được tuổi vào năm đó. Vì vậy họ sẽ mượn một người khác hợp tuổi để khởi công xây dựng. Tức là gia chủ mượn mệnh của một người để lấy sinh khí tốt cho ngôi nhà của mình không phạm vào tam tai, hoàng ốc, kim lâu hay các yếu tố phong thủy khác.

Trên thực tế, không phải năm nào gia chủ cũng hợp tuổi làm nhà. Vì vậy, nhiều người sẽ cần mượn tuổi làm nhà của người khác để vừa đảm bảo yếu tố phong thủy mà vừa có được một không gian sống mới thoải mái hơn.

II. Nếu cho mượn tuổi làm nhà có tốt không?

Nói chung, thủ tục làm nhà theo cách mượn tuổi chỉ để tránh việc xung khắc tuổi của gia chủ và năm xây nhà và không gây ảnh hưởng đến cả hai bên. Việc bạn cho người khác mượn tuổi không chỉ giúp gia chủ hóa giải vận đen mà còn giúp ích cho người khác vì vậy sẽ mang lại may mắn cho cuộc sống của bạn.

Theo các chuyên gia phong thủy, gia chủ nên mượn tuổi của nam giới đang không chịu tang và không phạm vào các vận hạn kim lâu, hoàng ốc, tam tai,… để làm nhà. Đặc biệt, nếu người đó có tuổi lớn hơn gia chủ thì càng tốt. Ngoài việc xem tuổi thì việc chọn ngày giờ tốt để khởi công cũng sẽ mang lại nhiều may mắn, thuận lợi và thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên, với những người làm việc thiện, tích đức thì xây nhà lúc nào cũng tốt. Còn những người sân si, tham lam thì dù ngày lành tháng tốt cũng sẽ gặp xui xẻo.

III. Kinh nghiệm mượn tuổi làm nhà

  • Việc xây nhà theo tuổi khá phức tạp và nhiều thủ tục, vậy nên gia chủ nên mượn tuổi của người quen, họ hàng, bạn bè gần nhà để mọi việc suôn sẻ, thuận lợi hơn.
  • Người cho mượn tuổi không được cho người thứ hai mượn tuổi khi người thư nhất chưa xây nhà xong, nếu không sẽ mang lại vận rủi cho cả hai bên.
  • Không được mượn tuổi làm nhà nếu chỉ cải tạo, sửa chữa nhà cũ. Chỉ mượn tuổi khi xây nhà mới.
  • Nếu chỉ sửa chữa nhà cửa mà không động đến đất đai thì gia chủ chỉ cần chọn ngày lành tháng tốt. Nếu sửa nhà mà động đến đất thì phải làm lễ cúng thần linh.
  • Khi mượn tuổi làm nhà phải tuân thủ đúng theo các thủ tục
  • Không nên mượn tuổi của những người phạm tam tai, kim lâu, hoàng ốc,…

Cách Mượn tuổi Làm nhà năm 2022 - Tất tần tật các thông tin bạn cần

IV. Thủ tục mượn tuổi làm nhà năm 2022

1. Cách thức mượn tuổi làm nhà

  • Trong các nghi lễ quan trọng của việc làm nhà (động thổ, đào móng, cất mái, đổ mái,…) người cho mượn tuổi sẽ làm lễ cầu xin thần linh với vai trò là gia chủ. Sau khi khấn vái lễ động thổ thì cuốc 5 – 7 hướng đẹp để động thổ. 
  • Gia chủ cần tránh mặt đợi lễ xong mới được quay lại. Sau khi xây hoàn thanh, gia chủ sẽ xem ngày nhập trạch phù hợp và hoàn tất các thủ tục mua lại nhà.
  • Lễ làm nhà mượn tuổi cần chuẩn bị các đồ lễ cúng động thổ bao gồm: 1 đĩa ngũ quả, hoa, hương, gạo nếp, 1 đĩa thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 quả trứng vịt luộc, 3 têm trầu cau, vàng mã, khay muối gạo, 3 hũ nhỏ (muối, gạo, nước).
  • Sau khi áp dụng cúng mượn tuổi xây nhà xong thì đốt vàng bạc, rắc gạo muối và động thổ. Còn 3 hũ gạo, nước và muối sẽ đem cúng táo quân.

2. Thủ tục nhập trạch chuộc nhà

Đối với lễ nhập trạch khi mượn tuổi làm nhà, gia chủ cần chuẩn bị:  gương soi, chăn nệm, gạo, nước, bát nhang và bếp lửa đang cháy từ nhà cũ. Sau đó làm theo các bước:

  • Bước 1: Người vợ sẽ bước vào nhà đầu tiên, tay cầm gương soi vào trong. Sau đó, gia chủ cầm bát nhang tổ tiên tiến vào nhà, theo sau là các con  cầm bếp lửa đang cháy, chăn đệm, gạo,… Nếu gia đình không có đàn ông thì vợ sẽ là người bưng bát nhang tổ tiên bước vào theo sau là các con.
  • Bước 2: Khi đến giờ hoàng đạo, gia chủ hãy mang các đồ quý giá gồm tiền bạc, trang sức cất vào tủ.
  • Bước 3: Chuyển đồ, sắp xếp nhà cửa gọn gàng và làm lễ dâng hương.
  • Bước 4: Sửa sang đồ đạc trong nhà, tùy nhiên người tuổi Dần hay phụ nữ mang thai không nên phụ dọn nhà.

Lưu ý: Người cho mượn tuổi sẽ thay gia chủ trong quá trình làm lễ và dâng hương khi hoàn thành nhà. Sau đó, hai bên cần làm giấy mua bán nhà tượng trưng với giá cao hơn để dâng thần linh.

Hi vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về việc mượn tuổi làm nhà cũng như thủ tục mượn tuổi làm nhà đúng cách.