Xem tuổi xây nhà là cách mang lại may mắn cho ngôi nhà về sau này và tránh những vận hạn xui xẻo. Tuy nhiên, có những gia chủ muốn làm nhà vào năm hạn xấu thì có thể mượn tuổi làm nhà không? Thủ tục mượn tuổi làm nhà như thế nào? Mời bạn cũng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này. 

Tư vấn mượn tuổi làm nhà đầy đủ và chi tiết nhất năm 2021

I. Có nên mượn tuổi làm nhà không?

Xem tuổi làm nhà là một việc trọng đại để đem lại vận khí cho ngôi nhà cũng như tránh xui xẻo về sau. Tuy nhiên, có những gia chủ lại làm nhà vào đúng hạn Kim Lâu (nếu phạm Tam Tai, Hoang Ốc sẽ có thể hóa giải được) nên không thể lấy tuổi mình làm lễ động thổ, đào móng,… 

Vì thế, để có thi công thuận lợi, tránh ảnh hưởng đến bản thân và gia đình thì sẽ cần phải mượn tuổi làm nhà. Khi đó, người cho mượn tuổi sẽ đứng ra nhận trách nhiệm về ngôi nhà trước Thổ công, Thổ địa nơi xây nhà.

II. Nên cho người khác mượn tuổi làm nhà không?

Trong thực tế, có nhiều người vì không đúng tuổi nên sẽ cần mượn tuổi của người khác. Lúc này sẽ cần phải có sự mua bán theo khế ước thực sự và khi làm nhà xong sẽ bán lại theo khế ước cho chủ cũ. Tuy nhiên, với người tốt, hay làm việc phúc đức thì ngày tháng năm nào cũng tốt nên có thể làm nhà bất kỳ lúc nào. Còn nếu như là người xấu, cho dù ngày tốt cũng sẽ là vận hạn.

Một số khác gặp mảnh đất không hợp với tuổi gia chủ nên muốn nhờ người thân hoặc là bạn bè đứng tên sổ đỏ để làm nhà. Tuy nhiên, đây chưa phải là cách làm đúng vì học thuyết phong thủy đã ra đời cách đây từ mấy nghìn năm, khi mà chưa có giấy tờ về quyền sở hữu đất đai. Do đó, khi nghiên cứu về phong thủy bạn nên loại bỏ các vấn đề liên quan tới giấy tờ hành chính.

Mượn tuổi làm nhà & 5 điều cấm kỵ cần tránh tuyệt đối - Vua Nệm

III. Người cho mượn tuổi làm nhà có bị vận xui không?

Thủ tục mượn tuổi làm nhà không gây ảnh hưởng gì đến cả hai bên, việc này chỉ nhằm tránh được xung khắc tuổi chủ nhà với năm xây nhà. Khi cho người khác mượn tuổi trong năm hạn là bạn vừa giúp được chủ nhà hóa giải vận hạn vừa giúp đỡ người khác nên bạn sẽ gặp được nhiều mang lại may mắn trong cuộc sống.

IV. Lưu ý khi mượn tuổi xây nhà

Khi mượn tuổi làm nhà, gia chủ nên mượn tuổi nam, trường hợp đặc biệt mới là nữ lớn tuổi nhất trong nhà. Việc mượn tuổi của người thân hoặc người quen gần nhà sẽ giúp thực hiện thủ tục thi công dễ dàng hơn.

Nếu mượn tuổi người thân thì cần người lớn tuổi nhất trong gia đình. Có thể mượn tuổi bố để làm nhà cho con, để ngôi nhà được vững chãi nhờ phúc của người cho mượn tuổi.

Những người cho mượn tuổi làm nhà sẽ không được cho người khác mượn tuổi trong khi người mượn tuổi trước đó chưa xây nhà xong. Vì vậy gia chủ cần hỏi kỹ vấn đề này trước khi nhờ giúp đỡ.

V. Kinh nghiệm mượn tuổi làm nhà 

  • Người tuổi làm nhà đang không tang, tuổi không phạm vào Hoang ốc, Kim Lâu và Tam Tai
  • Tốt nhất nên mượn tuổi của những người thân, dòng họ ở gần ngôi nhà bạn định xây để có thể tiến hành các nghi thức thuận tiện hơn. 
  • Trong một gia đình nhiều thế hệ, dù mượn tuổi của nam làm nhà cũng phải chú trọng đến người có tuổi cao nhất trong nhà. Điều này thể hiện sự sống trường tồn sẽ giúp ngôi nhà bền vững hơn.
  • Người cho mượn tuổi xây nhà không được cho người thứ hai mượn nếu người mượn trước đó chưa hoàn thành xong việc xây nhà.
  • Mượn tuổi chỉ được phép áp dụng với khởi công xây nhà mới. Không mượn tuổi khi sửa sang nhà cửa. Vậy nên, nếu bạn có kế hoạch sửa chữa nhỏ mà không đụng đến đất đai thì chỉ cần chọn một ngày tốt để thi công.

VI. Thủ tục nhập trạch chuộc nhà

Để làm lễ nhập trạch chuộc nhà, gia chủ chuẩn bị chăn nệm, gương soi, nước, gạo, bát nhang, bếp lửa đang cháy từ nhà cũ và tiến hành thủ tục theo các bước:

  • Bước 1: Người vợ tay cầm gương soi vào trong và bước vào nhà đầu tiên. Sau đó, gia chủ cầm bát nhang tổ tiên vào nhà cùng các con theo sau cầm bếp lửa đang cháy, chăn đệm, gạo,… Nếu gia đình không có đàn ông thì vợ sẽ bưng bát nhang tổ tiên bước vào và theo sau là các con. 
  • Bước 2: Gia chủ mang các đồ quý giá gồm tiền bạc, trang sức cất vào tủ vào đến hoàng đạo 
  • Bước 3: Chuyển đồ vào nhà, sắp xếp nhà cửa gọn gàng và làm lễ dâng hương.
  • Bước 4: Sửa sang đồ trong nhà và lưu ý người tuổi Dần hay phụ nữ mang thai không nên phụ dọn nhà.

Trong suốt quá trình làm lễ, người nhận mượn tuổi sẽ thay gia chủ thực hiện nghi thức trên cũng như dâng hương thần linh để hoàn thành nhà. Cuối cùng, hai bên sẽ làm giấy mua bán nhà tượng trưng với giá cao hơn để dâng thần linh.

Có Nên Mượn Tuổi Làm Nhà? Mượn Tuổi Làm Nhà Có Tốt Không?

VII. Mượn tuổi làm nhà đúng cách

1. Làm nhà xem tuổi đàn ông

Theo các chuyên gia phong thủy, việc “khai môn lập hướng” cho một ngôi nhà thường sẽ coi tuổi người đàn ông như một tiền đề để định cát hung. Thực tế, xét theo thuyết Âm dương Ngũ hành với nguyên lý âm thuận tòng dương thì người chồng là dương, vợ là âm, nên mới có sự lựa chọn này.

2. Nên là mượn tuổi nam giới và lớn tuổi hơn gia chủ

Trong một đại gia đình, vai trò người cha, người ông được xem là gốc rễ của cây phả hệ. Đồng thời, theo Âm dương Ngũ hành cũng coi người đứng đầu như ông, cha trong gia đình là đại diện và các vai vế khác trong gia đình như vợ, con, cháu,… nằm trong mối quan hệ phụ thuộc. 

Do đó, có thể hiểu rằng người đứng đầu trong gia đình (ông, cha) sẽ thuộc tính dương và được ví như chiếc đầu tàu kéo theo những thành viên còn lại trong gia đình. Tuy nhiên, đối với nhà nhiều thế hệ, bạn vẫn nên chú trọng mượn tuổi của người cao tuổi nhất để mang lại sự bền vững cho ngôi nhà.

Mong rằng qua bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về vấn đề mượn tuổi làm nhà. Nhìn chung, nếu trong năm nào đó mà bạn chưa được tuổi làm nhà thì vẫn có thể mượn tuổi người thân hoặc bạn bè hợp tuổi động thổ giúp.